Hiện tượng Đi cầu ra máu tươi là tình trạng không hiếm gặp trong đời sống sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên do không hiểu kĩ về tình trạng này dẫn đến mọi người thường lo lắng quá mức hay chủ quan lơ là về bệnh tình. Chính vì thế, ngày hôm nay Hemono xin cung cấp những thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị khi Đi cầu ra máu tươi.

1, Hiện tượng đi cầu ra máu là gì?
Đi cầu ra máu là thuật ngữ y khoa để chỉ những hiện tượng được biểu hiện như xuất hiện máu lẫn ở phân hay cuối bãi phân, hoặc có thể chảy thành giọt trong lúc đi đại tiện. Máu xuất hiện có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc thậm chí là thâm đen tuỳ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý.
Thông thường, tình trạng này không nguy hiểm nếu nguyên nhân là táo bón. Người bệnh có thể tự khỏi nhờ chế độ ăn uống điều độ mà không cần dựa vào sản phẩm điều trị. Tuy nhiên, đi cầu ra máu có thể do những nguyên nhân bệnh lý khác nguy hiểm hơn, cụ thể sẽ đề cập ở dưới đây. Vì thế người bệnh không nên chủ quan, cần đến bệnh viện khám sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2, Nguyên nhân đi cầu ra máu tươi
Một số nguyên nhân thường gặp gây ra đi ngoài ra máu như sau:
2.1 Bệnh trĩ
Bệnh trĩ khá phổ biến và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ tới già, đây là căn bệnh gây tổn thương tại khu vực hậu môn bởi các búi tĩnh mạch trĩ bị giãn nở sưng phù quá mức.
Hiện tượng đi ngoài ra máu là triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp nhất.
Các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh trĩ: stress, táo bón tiêu chảy mãn tính, thiếu chất xơ, ngồi lâu một chỗ, mang thai…
Khi bệnh trĩ ở cấp độ 1 hay 2, lượng máu ra ở giấy vệ sinh chỉ ra một ít, không thường xuyên. Ở giai đoạn này nên cải thiện tình trạng bệnh trĩ bằng cách tăng nhiều chất xơ, ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước hay điều trị phẫu thuật loại bỏ trĩ một cách nhanh chóng để ngăn chặn bệnh trĩ phát triển.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn 3, 4 nặng hơn, bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu tươi liên tục dẫn đến tình trạng mất máu. Có thể xảy ra các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau rát vùng hậu môn, thậm chí xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: ung thư đại – trực tràng, sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch trĩ, nhiễm khuẩn… Trong trường hợp này cần sử dụng các thuốc đặc trị để điều trị kịp thời.

2.2 Xuất huyết tiêu hoá
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng chảy máu từ lòng thành mạch vào trong ống tiêu hoá.
Các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa bao gồm:
- Đi ngoài ra máu, chảy máu từ trực tràng, phân đen lỏng, có mùi hôi tanh…
- Người bệnh có thể nôn ra máu, chất nôn có màu nâu hoặc đỏ sẫm…
Lưu ý: Nếu phân màu đen đậm, tần suất và lượng máu chảy ra nhiều, người bệnh có thể bị xuất huyết nặng. Hãy đến ngay bệnh viện để được xét nghiệm và điều trị kịp thời, tránh các rủi ro nghiêm trọng.

2.4 Ung thư đại trực tràng
Hầu hết ở các trường hợp, ung thư đại tràng phát triển từ các polyp mức độ nặng. Ngoài ra còn các nguyên nhân như chế độ ăn uống sinh hoạt sử dụng các chất gây hại, từ các yếu tố di truyền… Đây là một bệnh lý nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.
Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của ung thư đại trực tràng, do ung thư ảnh hưởng đến trực tràng, gây ra hiện tượng kích ứng, viêm dẫn đến chảy máu. Ngoài ra bệnh còn có các biểu hiện như:
- Táo bón, tiêu chảy, thói quen đại tiện thay đổi.
- Phân dẹt và lỏng, xuất hiện máu hay dịch nhầy tanh hôi.
- Buồn nôn, nôn ói, đau bụng.
- Tiểu không tự chủ, tiểu buốt.
- Người mệt mỏi, giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
Người bệnh ung thư đại tràng có thể được hóa trị để hạn chế khả năng lây lan của tế bào ung thư. Khuyến khích người trung niên trên 50 tuổi nên tầm soát ung thư và kiểm tra đại tràng định kỳ.

2.5 Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng làm tổn hại lớp niêm mạc hậu môn khiến chúng bị phù nề, sưng tấy, hình thành một vết nứt hoặc vết rách da ở hậu môn, chảy máu ở hậu môn. Nguyên nhân gây ra nứt kẽ có thể là táo bón, rặn quá sức khi đi đại tiện, phân lớn cứng… hay do một số bệnh lý khác như bệnh Crohn, mang thai, sinh con…
Nứt hậu môn co thể dẫn đến nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi. Người bệnh cảm thấy đau rát khó chịu mặc dù không đi vệ sinh, lúc đi thì máu dính trên phân và giấy vệ sinh, máu chảy thành giọt.
Trong trường hợp nứt kẽ hậu môn có thể cải thiện tình trạng bằng cách bổ sung chất xơ, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, bôi kem giảm đau ở hậu môn, các biện pháp làm mềm phân. Các vết nứt hậu môn có thể tự lành.
Nếu bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn mạn tính hay vết nứt nặng, đến ngay bệnh viện phòng khám để phẫu thuật điều trị.
2.6 Viêm túi thừa
Túi thừa có hình dạng là một túi nhỏ phồng lên đẩy ra ở thành ruột kết. Nó có thể được hình thành ở hầu hết đại tràng, dài đến vài cm và đặc biệt phổ biến ở đại tràng bên trái gần hậu môn nhất.
Nguyên nhân xuất hiện túi thừa có thể do thiếu chất xơ ở cơ thể dẫn đến viêm. Từ đó xảy ra hiện tượng chảy máu, lẫn máu trong phân khi đi ngoài do mạch máu trong túi thừa. Thông thường ở giai đoạn ban đầu, túi thừa sẽ không gây đau và tự lành nhờ chế độ ăn uống điều độ. Với tình trạng viêm nhiễm túi thừa nghiêm trạng, tình trạng chảy máu liên tục, người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa tránh nguy hiểm.
Ngoài các bệnh lý nói trên, đi ngoài ra máu tươi cũng có thể xảy ra nếu người bệnh bị các bệnh như sa trực tràng, kiết lỵ, táo bón, viêm ruột…
2.7 Polyp đại trực tràng
Polyp do sự tăng sinh không kiểm soát của niêm mạc ruột kết hình thành, có hình dạng giống khối u nhưng không phải là khối u, chúng lồi vào trong lòng ruột kết, có thể có cuống. Polyp có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trong đường tiêu hóa, nếu xuất hiện ở lớp lót đại trực tràng sẽ gây ra hiện tượng kích ứng, viêm và chảy máu.
Bệnh nhân bị polyp đại trực tràng thường dễ chảy máu khi đi cầu, máu chảy thành từng giọt. Lâu dần có thể gây thiếu máu trầm trọng, người bệnh cần được xử lý bằng cách phẫu thuật cắt bỏ polyp để tránh những biến chứng nguy hiểm và đi tầm soát ung thư nếu có các dấu hiệu nghi ngờ.

2,7 Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi ở trẻ em
Đi ngoài ra máu tươi là một tình trạng không hiếm gặp ở trẻ em. Ngoài các nguyên nhân thông thường đã được kể ở trên như táo bón, bệnh trĩ thì còn có thể kể đến gồm:
- Cấu trúc gan của trẻ, nhất là những trẻ thiếu tháng còn khá non nớt, chưa phân bố đầy đủ các chất đông huyết.
- Bệnh xoắn ruột, lồng ruột: triệu chứng đau bụng từng cơn, quặn thắt, đi cầu ra máu.
- Viêm dạ dày, viêm do hoại tử: trẻ em có thể bị dị ứng thức ăn, nước uống dẫn đến viêm, nôn ói và tình trạng đi ngoài ra máu.
- Các bệnh thông thường mà trẻ hay mắc cũng có thể là nguyên nhân khiến đi ngoài ra máu như: chảy máu cam, sốt, bệnh kiết…
Khi trẻ em gặp những tình huống như trên, phụ huynh nên đưa đến các trạm y tế bệnh viện trong thời gian sớm để thăm khám và điều trị kịp thời.
3, Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không
Đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng phổ biến mà ai cũng ít nhất từng gặp một lần do các bệnh lý gây ra. Nó có thể tự khỏi khi ở giai đoạn đầu phát hiện sớm và nhờ vào chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ, tập luyện điều độ. Tuy nhiên người mắc không nên chủ quan bỏ qua dấu hiệu mà dẫn đến tình trạng nặng hơn sau này. Nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời!
4, Đi cầu ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hãy nhanh chóng tới bác sĩ khi người mắc có những dấu hiệu đi cầu ra máu sau:
- Đi ngoài kèm máu tươi liên tục hơn 2, 3 tuần, thiếu máu…
- Đi ngoài ra máu kèm theo các triệu chứng sốt cao, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau quặn thắt bụng dưới…
- Táo bón kéo dài, phân lỏng mềm hơn trong thời gian dài khoảng 3 tuần.
- Thay đổi thói quen đại tiểu tiện, đi ngoài không kiểm soát.
- Đi ngoài ra máu kèm triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, sụt cân không rõ nguyên do.
- Trẻ em đi ngoài mà máu trong phân đậm không rõ nguyên nhân.
5, Cách khắc phục đi ngoài ra máu tươi
5.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Ở những giai đoạn đi ngoài ra máu ban đầu, bệnh không đáng lo ngại nếu có 1 chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý. Cụ thể như:
- Bổ sung chất xơ, vitamin C trong bữa ăn: ăn nhiều rau, hoa quả…
- Tránh ăn các đồ ăn uống kích thích ruột, gây nóng trong như tiêu, ớt, đồ dầu mỡ, bia rượu…
- Uống đủ nước hằng ngày (2 lít).
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, tránh nhiễm trùng, ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau rát.
- Hạn chế việc đứng hay ngồi lâu.
- Tập thể dục thể thao, luyện các bài tập trị chứng đi ngoài ra máu thường xuyên.
- Luôn giữ tâm trạng vui vẻ lạc quan, tránh lo lắng stress dẫn đến tình trạng nặng hơn.

5.2 Điều trị bằng thuốc Tây Y
Bác sĩ có thể nội soi để cầm máu trong trường hợp cấp tính hoặc áp dụng phương pháp chụp động mạch để tiêm thuốc vào mạch máu. Ngoài ra chủ yếu có thể dùng thuốc để điều trị các nguyên nhân đi cầu ra máu vì đây là phương pháp thuận tiện và nhanh chóng. Có thể dùng dạng uống, đặt hay bôi và từng loại thuốc khác nhau tuỳ thuộc vào bệnh lý của bệnh nhân.
Ví dụ:
- Thuốc chữa polyp đại trực tràng/ ung thư đại trực tràng: asprin, acid folic…
- Thuốc chữa bệnh trĩ: viên uống Ibuprofen, thuốc bôi Bismuth subgallate, Acetaminophen…
Lưu ý: Khi dùng thuốc phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng.
5.3 Điều trị bằng lá diếp cá

Theo y học dân gian, rau diếp cá với hoạt chất flavonoid có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hoá. Do đó sử dụng rau diếp cá là biện pháp được ưa chuộng do công dụng và cách làm đơn giản để điều trị bệnh đi ngoài ra máu.
Cách sử dụng:
Cách 1: Ăn trực tiếp rau diếp cá sống. Đầu tiên, ngâm lá diếp cá với nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước cho sạch. Sau đó ăn kèm với các thực phẩm khác giống rau sống.
Cách 2: Có thể uống nước rau diếp cá xay. 100mg diếp cá rửa sạch, xay lấy nước uống. Lọc bã, uống trước bữa ăn 1 giờ. Nên uống trong 3 ngày liên tục không ngắt quãng sẽ cải thiện triệu chứng đi ngoài ra máu.
Cách 3: Xông diếp cá. Dùng khoảng 30g lá diếp cá khô, rửa sạch và đun trong nước đến khi sôi. Sau đó đem ra xông dưới hậu môn cho đến khi nước nguội dần. Lặp lại như vậy mỗi ngày để cải thiện tình trạng.
5.3 Điều trị bằng ngải cứu

Trong y học cổ truyền, lá ngải cứu có tính ấm, vị đắng và có tác dụng kháng viêm, giảm đau, nhuận tràng. Ngải cứu có thể điều trị chứng đi ngoài ra máu theo 2 cách dưới đây:
+ Đắp ngoài:
- Nguyên liệu: 1 bó ngải cứu tươi
- Cách thực hiện: Đem rửa ngải cứu cho thật sạch và ngâm qua nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau đó cắt nhỏ, giã nát rồi đắp vào hậu môn. Dùng băng gạc cố định ở hậu môn ít nhất 30 phút, sau đó tháo ra rửa lại cho sạch sẽ.
+Xông hơi:
- Nguyên liệu: ngải cứu cùng với mỗi nắm các loại lá như lá sung, lá lốt cúc tần. Thêm 1 chén nước bồ kết đặc
- Cách thực hiện: Rửa sạch và thái nhỏ các loại lá trên, cùng với giã nát nghệ tươi. Xong cho tất cả lá vào 2l nước sôi trong nồi. Sau khi đun kĩ trong 10 phút, cho nước bồ kết đặc vào đun sôi trở lại thì tắt lửa. Gạn nước thuốc vào trong 1 cái bô, vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi ngồi lên đó xông khoảng 20 phút.
Lưu ý: Dù sử dụng phương pháp nào, bạn cũng nên duy trì không ngắt quãng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm:
Không nghĩ là mật ong có tác dụng chữa trĩ luôn, cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ.