Đi ngoài ra máu đen là bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào?

Đi ngoài ra máu đen là là bệnh gì, nguy hiểm ra sao? Trong bài viết này, xin mời quý độc giả hãy cùng Hemono tìm hiểu về hiện tượng trên nhé.

1, Hiện tượng đi ngoài ra máu đen

Đi ngoài ra máu đen là hiện tượng khi đi ngoài thấy phân lẫn máu, thường phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh, hoặc phân dính máu ở thể đỏ tươi, đỏ thẫm. Đi ngoài ra máu có nghĩa là có tổn thương ở một vị trí nào đó ở đường tiêu hóa dẫn đến có chảy máu theo phân, tùy tình tình trạng máu có thể nhỏ giọt, thánh dòng theo phân. Như vậy sẽ rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, cần phải tìm được nguyên nhân đi ngoài ra máu thì mới có biện pháp khắc phục được.

Nguyên nhân đi ngoài ra máu đen là gì?
Nguyên nhân đi ngoài ra máu đen là gì?

2, Nguyên nhân ngoài ra máu đen

Có rất nhiều các bệnh lý có triệu chứng đi ngoài ra máu đen:

2.1 Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa thường là hệ quả của những bệnh lý ở đường tiêu hóa không được kiểm soát. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc, và vị trí xuất huyết, mức độ nguy hiểm đến tính mạng của con người. Triệu chứng đặc trưng của xuất huyết tiêu hóa là nôn ra máu, đi ngoài phân đen kèm theo máu do tĩnh mạch bên trong ống tiêu hóa bị giãn vỡ và chảy máu do áp lực quá mức. Khi người bệnh có một trong các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đến cơ sở y tế.

Tại cơ sở y tế được xét nghiệm: máu, phân và các cận lâm sàng cơ bản, khi đã xác định được nguyên nhân gây xuất huyết tích cực điều trị.

Tùy từng tình trạng người bệnh có thể điều trị tích cực: truyền máu, đảm bảo dấu hiệu sinh tồn, nặng hơn có thể can thiệp phẫu thuật.

Xuất huyết tiêu hóa khiến đi ngoài có máu đen
Xuất huyết tiêu hóa khiến đi ngoài có máu đen

2.2 Bệnh trĩ

Chúng ta cũng biết trĩ là nguyên nhân hàng đầu đi ngoài ra máu đen. Tùy vào từng mức độ trĩ mà tình trạng đi ngoài ra máu cũng khác nhau. Ban đầu chúng ta chỉ thấy máu ở giấy vệ sinh, sau một thời gian thấy có lẫn với phân, nặng hơn thấy máu thành tia cũng với phân. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên trĩ:táo bón, thừa cân, béo phì, chế độ ăn thiếu chất xơ,mang thai… Hiện nay tỷ lệ trĩ ở người việt nam rất cao và ban đầu triệu chứng thường nhẹ, thấy máu ở giấy vệ sinh lúc này cần cải thiện chế độ ăn, chế độ sinh hoạt tập thể dục hàng ngày để khắc phục tình trạng bệnh. Khi đi ngoài ra máu đen là tình trạng bệnh trĩ rất là nặng lúc này cần phải sử dụng thuốc điều trị trĩ, để nặng hơn thì phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

2.3 Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ở hậu môn bị rách do có dặn phân to, táo bón, gây tình trạng đau, và đi ngoài ra máu. Có nhiều nguyên khác nhau dẫn đến nứt kẽ hậu môn: viêm, nhiễm khuẩn hay u vùng hậu môn. Đặc biệt đối với bệnh nhân có cơ thắt hậu môn (cơ vòng hậu môn) chặt thường có nguy có mắc bệnh nứt kẽ hậu môn cao hơn. Tăng độ chặt của cơ thắt hậu môn làm cho máu vào nuôi vùng bị tổn thương kém và ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương. Nứt kẽ hậu môn nhẹ thường tự khỏi và điều trị cần làm mềm phân và làm lỏng cơ thắt hậu môn bằng chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn.

2.4 Do sắt

Sắt là một trong những nguyên liệu quan trọng trong việc tạo máu của cơ thể. Đặc biệt, trong thời kì mang thai, việc bổ sung sắt là cực kì cần thiết cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, vào trong cơ thể một phần sắt không được hấp thu sẽ được chuyển hóa thành sản phẩm màu đen rồi đào thải qua phân. Chính vì vậy, đi ngoài có thể phân sẽ lẫn dịch màu đen.

Đi ngoài ra máu đen là do sắt
Đi ngoài ra máu đen là do sắt

2.5 Polyp hậu môn

Polyp hậu môn là tình trạng có một khối u nhú ở vùng hậu môn, nhiều người lầm tưởng với bệnh trĩ. Triệu chứng đi ngoài ra máu, thấy khối u lòi ra ngoài. Khi đi đại tiện người bệnh đau, đại tiện ra máu, chảy máu hậu môn lâu ngay không điều trị sẽ gây tình trạng thiếu máu, nguy cơ sa trực tràng, táo bón… Vì vậy nếu là polyp lành tính điều trị dứt điểm bằng biện pháp phẫu thuật.

2.6 Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng có nhiều nguyên nhân gây nên do yếu đố tiền sử, gia đình, thói quen ăn uống, sinh hoạt gây nên. Triệu chứng của ung thư đại tràng đầu tiên là đại tiện ra máu,đau bụng quặn, cảm giác đi ngoài không hết, mệt mỏi, thiếu máu. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh có thể phẫu thuật, điều trị nội khoa không xâm lấn:hóa trị, xạ trị, điều trị thuốc.Chúng ta có nhiều biện pháp để khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm: xét nghiệm, nội soi đại tràng bằng ống mềm. Để giảm nguy cơ chúng ta cần thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt.

2.7  Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ

Viêm kết tràng triệu chứng giống như bệnh viêm đại tràng: đau bụng, tiêu chảy hoặc là táo bón có nhầy máu, người mệt mỏi. Để chẩn đoán bệnh viêm kết tràng cần dựa trên kết quả nội soi đại tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân.

Bệnh lỵ có thể do nguyên nhân bệnh nhiễm trùng đường ruột gây đi ngoài phân lỏng có máu,nếu không điều trị kịp thời gây tình trạng mất nước nặng hơn dẫn sốc do mất nước, áp xe gan…

3, Đi ngoài ra máu đen có nguy hiểm không?

Nếu để tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài, tùy từng mức độ  sẽ có thể nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Và tùy từng nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu sẽ có mức độ ảnh hưởng nhất định. Nếu tình trạng đi ngoài ra máu do táo bón gây ra thì nhẹ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chỉ sau một vài lần là hết. Nhưng đi ngoài ra máu đen ở người bệnh xuất huyết tiêu hóa, mà không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh có thể sốc do mất máu và tử vong. Khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu đen tuyệt đối không được chủ quan, cần đến cơ sở y tế khám ngay lập tức để biết được nguyên nhân và điều trị bệnh đúng và kịp thời. Để điều trị bệnh sớm khả năng phục hồi cao và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.

4, Biện pháp điều trị đi ngoài ra máu đen

4.1 Thăm khám bác sĩ

Điều đầu tiên chúng ta thấy đi ngoài máu đen cần phải đến cơ sở y tế khám, để được các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh

Qua thăm khám cúng với các xét nghiệm lâm sàng:xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đường tiêu hóa… để bác sĩ sẽ kết luận được bệnh dựa vào đó đưa ra được hướng điều trị đùng và hợp lý với từng trình trạng bệnh.

Tùy thuộc vào bệnh lý người bệnh có thể điều trị nội khoa tích cực sử dụng thuốc, truyền máu, truyền dịch.

Điều trị cầm máu  cấp tính bằng các biện pháp: nội soi qua đó sẽ dùng thuốc hoặc biện pháp thắt lại cầm máu.

Ngoài ra dựa vào nguyên nhân gây đi ngoài phân đen, tùy từng trường hợp sẽ có thuốc dùng điều trị nguyên nhân, như thuốc ức chế acid dạ dày với trường hợp bệnh liên quan dạ dày, chống viêm trong các bệnh liên quan đến vi khuẩn như viêm đại tràng.Cần thiết thì có thể can thiệp phẫu thuật cắt bỏ polyp, hay ung thư.

Nếu tình trạng đi ngoài phân đen vẫn kéo dài không dừng bác sĩ có thể hội chẩn liên khoa, hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên.

4.2 Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Đối với người bệnh đi ngoài phân đen nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Chế độ dinh dưỡng khi đi ngoài ra máu đen
Chế độ dinh dưỡng khi đi ngoài ra máu đen
  • Ăn thức ăn mềm, nguội, dễ tiêu hóa, ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ (rau xanh), vitamin (hoa quả: bơ,táo, đu đủ), giàu đạm (thịt nạc, cá, trứng, sữa…), thực phẩm giàu tinh bột (gạo tẻ, ngô, khoai..).
  • Không nên dùng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá..), đồ có ga (coca, nước đóng chai), thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều giàu mỡ.
  • Không ăn thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói…
  • Không ăn thực phẩm chứa chất xơ sợi (măng), đồ cay nóng (ớt, tiêu, mù tạt..), thực phẩm quá dài, cứng như (gân,sườn sụn…).
  • Chế biến thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh, ăn sạch uống sôi.
  • Ngày nên uống từ 2-3 lít nước.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều acid, hay giàu vitamin C (chanh, ), thực phẩm muối chua (dưa muối, cà muối…)

Xem thêm:

Ngày viết: