Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Hiện nay, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh đang là điều đáng quan tâm của một số phụ huynh có con nhỏ. Tuy rò hậu môn không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, có thể gây ra các biến chứng cho trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Để biết rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng Hemono tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

1, Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là tình trạng gì?

Hậu môn là tạng cuối cùng của ống tiêu hóa, nơi loại bỏ phân, chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Rò hậu môn là tình trạng xuất hiện bất thường một rãnh bé từ ống hậu môn nối tới phần da gần hậu môn. Tuy nhiên, có một số trường hợp hiếm gặp, lỗ rò bày có thể nối từ ống hậu môn ra đường tiết niệu hoặc âm đạo.

Bên trong ống hậu môn có rất nhiều tuyến nhỏ, khi hậu môn của trẻ bị rò, các tuyến nhỏ này bị bít tắc do nhiễm trùng dài ngày hoặc áp xe dẫn tới tình trạng xuất hiện mủ. Khi các bọc mủ này to dần lên và phá miệng làm cho vùng niêm mạc ở hậu môn sẽ trở thành lỗ rò.

Hình ảnh rò hậu môn
Hình ảnh rò hậu môn

2, Nguyên nhân gây ra tình trạng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Rò hậu môn là một bệnh gặp khá nhiều ở trẻ nhỏ. Rất nhiều phụ huynh đã nhầm lẫn rằng rò hậu môn do những tổn thương từ bên ngoài trong quá trình chăm sóc và vệ sinh cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng đã chứng minh rò hậu môn là hậu quả của áp xe hậu môn, trực tràng hay nhiễm trùng hậu môn dài này không được điều trị kịp thời.

Áp xe hậu môn – trực tràng gây ra do quá trình nhiễm khuẩn ở các mô mềm xung quanh hậu môn gây nung mủ, tạo thành các ung nhọt nhỏ. Các ung nhọt càng to dần và vỡ ra, rất khó liền và tái lại nhiều lần làm xuất hiện đường rò ở hậu môn.

Ngoài ra, một số trường hợp hiếm gặp ở trẻ táo bón lâu ngày không khỏi, trong lúc đại tiện rặn quá mạnh gây rách và xuất hiện lỗ rò hậu môn do vùng da ở hậu môn khá yếu.

Một số trẻ bị rò hậu môn bẩm sinh. dù không có nhiễm trùng hay áp xe hậu môn nhưng trẻ sinh ra đã xuất hiện đường rò hậu môn.

3, Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh chia làm mấy loại?

Có rất nhiều cách để phân loại rò hậu môn ở trẻ. Tuy nhiên, rò hậu môn ở trẻ hay được phân loại theo đặc điểm đường dò và vị trí đường rò so với cơ thắt hậu môn.

Dựa vào đặc điểm đường rò: 4 loại

  • Rò hoàn toàn: lỗ rò hậu môn kéo dài xuyên suốt từ sâu bên trong ra ngoài.
  • Rò không hoàn toàn: chỉ xuất hiện một lỗ rò hậu môn duy nhất, lỗ rò này có thể nằm ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn.
  • Rò phức tạp hay còn được gọi là rò móng ngựa: là hiện tượng đường rò đi ngoằn ngoèo có rất nhiều ngóc ngách và có nhiều lỗ rò thông ra bên ngoài hậu môn.
  • Rò đơn giản: là hiện tượng đường rò thẳng, ngắn, không đi ngoằn ngoèo và không có nhiều lỗ thông ra bên ngoài.

Dựa vào vị trí đường dò so với hậu môn: chia làm 3 loại

  • Rò trong cơ thắt (rò nông): Đường rò nằm ở bên trong so với cơ thắt hậu môn, là hậu quả của áp xe dưới da cạnh hậu môn.
  • Rò qua cơ thắt: đường rò đi từ trong cơ thắt qua cơ thắt và kéo dài ngoài cơ thắt, là hậu quả của áp xe vùng hố ngồi của trực tràng.
  • Rò ngoài cơ thắt: đường rò bắt đầu ở phía ngoài cơ thắt và xuyên ra bên ngoài hậu môn, là hậu quả của áp xe vùng chậu hông trực tràng.

4, Dấu hiệu nhận biết rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Để sớm phát hiện trẻ bị rò hậu môn, mẹ cần chú ý đến một số triệu chứng hay gặp như sau:

  • Rò hậu môn là bệnh thường xuất hiện ở các bé trai lứa tuổi sơ sinh, thường là dưới 6 tháng tuổi.
  • Đột nhiên xuất hiện một khối bất thường ở hậu môn, sưng đỏ, nung mủ và cứng gây đau đớn cho trẻ.
  • Vùng ống hậu môn xuất hiện các nốt nhọt, vỡ ra chảy nước màu vàng, mủ hôi tanh nên trẻ rất khó chịu, hay quấy khóc.
  • Trẻ đau, ngứa ngáy vùng hậu môn, do xuất hiện viêm nên sốt cao, quấy khóc, bú kém.
  • Trẻ đại tiện ra mủ hoặc máu, đau khi đại tiện.
  • Trẻ đau liên tục, đau nhói khi đứng, đi lại hoặc lúc ho, hắt hơi. Những lúc này, trẻ hay quấy khóc, bỏ bú.

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác và tránh nhầm với một số bệnh khác liên quan đến vùng hậu môn, mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

5, Rò hậu môn ở trẻ nhỏ có tự khỏi được không?

Rò hậu môn ở trẻ nhỏ tuy là bệnh không quá nguy hiểm và không gây biến chứng nghiêm trọng nhưng không thể tự khỏi được nếu trẻ không được can thiệp sớm.

Hầu hết các trường hợp rò hậu môn ở trẻ sơ sinh đều được chỉ định can thiệp ngoại khoa của bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu mẹ để tình trạng hậu môn kéo dài không những gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho trẻ mà còn để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trẻ.

6, Phương pháp điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Khi thấy nghi ngờ các triệu chứng của trẻ liên quan đến rò hậu môn, mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Phương pháp điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
  • Phẫu thuật ngoại khoa: Khi khối áp xe ở hậu môn sưng phồng và có dấu hiệu nung mủ chèn ép hậu môn, cần phải phẫu thuật rạch thoát mủ. Sau khi rạch thoát mủ, vết thương này cần được vệ sinh sạch sẽ để chống nhiễm trùng tái phát.
  • Hỗ trợ điều trị tại nhà bằng việc vệ sinh: có thể tiến hành sau ngày đầu tiên phẫu thuật ngoại khoa. Trước tiên,vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ bằng nước rồi ngâm, hậu môn trong chất Povidine – iod pha loãng nhiều lần nhằm sát trùng đường rò, giảm đau vùng hậu môn và tụ mủ áp xe nhanh hơn. Trong lúc vệ sinh hậu môn hoặc thay tã cho con, mẹ nên tách hai mép vết thương ở hậu môn ra.
  • Chế độ dinh dưỡng trong và sau điều trị: Để tối ưu hóa lộ trình điều trị, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn của bé hàng ngày. cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước để nhuận tràng, tránh để trẻ táo bón gây đau rát khi đại tiện và làm nứt vỡ vết rò đang liền gây tái phát nhiều lần.
  • Chú ý hậu phẫu: Sau khi phẫu thuật, nếu trẻ gặp các tình trạng như: đau rát vùng hậu môn, cảm giác mót rặn, táo bón, nhiễm trùng, sốt kèm biểu hiện rối loạn đại tiện… mẹ cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ để trao đổi và kịp thời xử trí.

7, Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau điều trị rò hậu môn

Rò hậu môn liên quan trực tiếp đến điều kiện vệ sinh, chăm sóc trẻ. Vì vậy, việc chú ý đến cách chăm sóc trẻ hậu phẫu rò hậu môn rất quan trọng, vừa giúp nâng cao hiệu quả điều trị, vừa tránh được các tái phát sau điều trị. Do đó, người chăm sóc bé cần chú ý một số điểm như sau:

  • Liên tục theo dõi các biểu hiện, dấu hiệu của trẻ trong và sau điều trị.
  • Nếu trẻ gặp các dấu hiệu bất thường như: đau rát vùng hậu môn, táo bón, nhiễm trùng, sốt cao, rối loạn đại tiện… khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú… mẹ cần phải liên hệ ngay với bác sĩ chủ trị để được xử trí kịp thời.
  • Vệ sinh vùng hậu môn và lỗ rò đúng cách: Rửa hậu môn nhẹ nhàng bằng nước sạch sau đó ngâm hậu môn trong dung dịch sát khuẩn pha loãng Povidine – iod 3 lần/ngày và sau những lần đi đại tiện.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, quả chín và nước cho trẻ giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón để giảm thiểu tình trạng nứt hậu môn sau hậu phẫu gây tái phát.

Rò hậu môn tuy là bệnh phổ biến và không gây quá nhiều triệu chứng hay biến chứng nặng nề nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời và có biện pháp chăm sóc trẻ hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.

Xem thêm:

Rò hậu môn là gì? Có tái phát không? Một số lưu ý

Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh cho trẻ

Ngày viết: