Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Nguyên nhân, Biện pháp điều trị ngay tại nhà

Nứt kẽ hậu môn mãn tính là một bệnh hay gặp trong cuộc sống, có thể để lại biến chứng và hậu quả nghiêm trọng. Nhưng mọi người vẫn chưa thực sự hiểu biết và quan tâm nhiều về vấn đề này. Trong bài viết này, Hemono sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin cụ thể để tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn mãn tính.

1, Nứt kẽ hậu môn mãn tính là gì?

Nứt kẽ hậu môn mãn tính là căn bệnh thường gặp khi vùng hậu môn – trực tràng bị tổn thương. Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng ở niêm mạc trực tràng xuất hiện những vết rách gây đau dữ dội và chảy máu khi đi đại tiện, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Nếu hiện tượng này không được cải thiện khi áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản và tồn tại kéo dài 8-12 tuần sẽ được coi là mãn tính.

2, Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn mãn tính. Một số nguyên nhân thường gặp là:

Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn mãn tính
Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn mãn tính
  • Táo bón: khi bị táo bón, việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn khi phân khó được đẩy ra ngoài. Nếu cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài sẽ dễ làm niêm mạc hậu môn bị rách và tổn thương, gây nứt kẽ hậu môn.
  • Bệnh trĩ: Ở giai đoạn nặng của bệnh trĩ, các búi trĩ phát triển nhiều, có kích thước lớn dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn.
  • Thói quen đi đại tiện mỗi lần quá lâu: đây là trường hợp hay gặp phải, và là một trong những nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Bởi thời gian lâu sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn, làm máu khó lưu thông, tĩnh mạch hậu môn bị sa giãn và yếu dần, dẫn đến rách niêm mạc hậu môn.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày: nếu chế độ ăn uống không khoa học, ít rau xanh, chất xơ, thường ăn đồ cay nóng, dầu mỡ… hay sử dụng bia rượu sẽ dễ dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, việc uống ít nước làm phân khô, khó đẩy ra ngoài cũng là một nguyên nhân hay gặp.
  • Phụ nữ mang thai: trong quá trình thai nhi phát triển, tử cung to ra sẽ chèn ép lên khu vực hậu môn. Điều này làm tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn gây nứt kẽ hậu môn.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: đây là nguy cơ hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn, còn có thể gây viêm loét.

3, Nứt kẽ hậu môn mãn tính thường có những triệu chứng gì?

Khi bị nứt kẽ hậu môn mãn tính, bạn có thể nhận biết qua một số triệu chứng như:

  • Vùng da xung quanh hậu môn xuất hiện các vết nứt, nếu mức độ nặng có thể bị viêm loét.
  • Khi đi đại tiện, vùng hậu môn sẽ có cảm giác đau rát và khó chịu, mức độ và thời gian đau tùy theo kích cỡ vết nứt. Đối với những vết nứt nhỏ, cảm giác đau nhẹ trong thời gian ngắn. Nếu vết nứt lớn hơn, cơn đau sẽ nặng hơn và đau trong thời gian dài.
  • Lỗ hậu môn và xung quanh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhất là sau khi đi đại tiện. Do các vết nứt làm chảy dịch hậu môn và phân dễ bị sót lại, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển gây cảm giác ngứa ngáy.
  • Đi đại tiện ra máu, màu đỏ tươi, máu li ti bám trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ thành giọt.

4, Nứt kẽ hậu môn mãn tính có nguy hiểm không?

Nứt kẽ hậu môn mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Bệnh thường gây ra nhiều biến chứng như:

Ảnh hưởng của nứt kẽ hậu môn
Ảnh hưởng của nứt kẽ hậu môn
  • Nhiễm trùng hậu môn: nứt kẽ hậu môn gây chảy máu và chảy dịch hậu môn, dễ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, phân dễ bị sót lại trên các vết nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
  • Hoại tử hậu môn: nứt kẽ hậu môn gây bệnh áp xe hậu môn, gây chảy mủ và nhiễm trùng hậu môn. Nếu để lâu và không điều trị kịp thời có thể làm hậu môn bị hoại tử, nặng hơn có thẻ ung thư và dẫn đến tử vong.
  • Mất máu: các vết nứt hậu môn gây chảy máu liên tục, nhất là lúc đi đại tiện. Thời gian bệnh kéo dài sẽ gây một số biểu hiện của việc thiếu máu như ngất xỉu, tụt huyết áp.
  • Nhiễm trùng máu: các vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào các tĩnh mạch hậu môn nhờ các vết nứt, gây vỡ tĩnh mạch và nhiễm trùng máu.
  • Một số biến chứng khác: ở phụ nữ, nứt kẽ hậu môn mãn tính có thể gây viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng và chức năng sinh sản sau này. Ngoài ra, bệnh còn làm giảm chất lượng cuộc sống, gây đau đớn, khó chịu, suy nhược tinh thần, lâu ngày dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress.

5, Cách điều trị nứt kẽ hậu môn mãn tính

Đối với những trường hợp nứt kẽ hậu môn mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi, thuốc uống hay thuốc đông y. Đối với bệnh nứt kẽ hậu môn mãn tính, việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả triệt để và dễ bị tái phát. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa nhằm điều trị triệt để. Các phương pháp thường được áp dụng là nong hậu môn, cắt bỏ vết nứt hậu môn, phương pháp HCPT.

Một số loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn như:

Thuốc bôi ngoài da

  • Nitroglycerin: bôi lên vùng hậu môn giúp mau lưu thông dễ dàng và làm cơ thắt được lỏng hơn, từ đó làm giảm cơn đau và lành vết nứt.
  • Thuốc mỡ Tetracyclin: ức chế tác dụng của vi khuẩn giúp phòng ngừa viêm nhiễm và mau lành vết nứt.

Thuốc uống

  • Một số loại thuốc kháng sinh như Cephalexin, Cefixim… giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đau.
  • Thuốc Nifedipine, Corticosteroid làm tăng độ đàn hồi niêm mạc hậu môn, chống táo bón.
  • Một số loại thuốc trị táo bón như Bisacodyl, Duphalac cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị.
  • Paracetamol giúp giảm các cơn đau ở hậu môn.

Một số bài thuốc đông y chữa nứt kẽ hậu môn

Bài thuốc chữa nứt kẽ hậu môn thể táo nhiệt:

  • Đại hoàng   9g
  • Huyền sâm 15g
  • Sinh địa      15g
  • Mạch môn  15g
  • Hòe hoa      15g
  • Địa du         15g
  • Mang tiêu

Tác dụng: dưỡng âm, nhuận tràng, chống táo bón.

Bài thuốc đông y chữa nứt kẽ hậu môn
Bài thuốc đông y chữa nứt kẽ hậu môn

Bài thuốc chữa nứt kẽ hậu môn thể thấp độc:

  • Ý dĩ             15g
  • Thương truật  10g
  • Hoàng bá    10g
  • Kim ngân hoa 10g
  • Khổ sâm      10g
  • Liên kiều     10g
  • Địa phu tử   10g

Tác dụng: thanh nhiệt lợi thấp, giúp lợi thủy, thắng thấp.

6, Một số lưu ý sau khi điều trị nứt kẽ hậu môn mãn tính

  • Sau khi điều trị ngoại khoa nứt kẽ hậu môn mãn tính, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt để đảm bảo cho quá trình hồi phục.
  • Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần chú ý vấn đề vệ sinh. Cần thường xuyên rửa hậu môn bằng nước muối ấm để làm sạch vết mổ, tránh viêm nhiễm đồng thời giảm các cơn đau thắt trực tràng.
  • Chế độ ăn uống: để nhanh chóng hồi phục cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu protein, sắt và các chất xơ, vitamin như hoa quả, rau xanh… Những thực phẩm này giúp cho hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và các đồ uống như bia rượu vì ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.
  • Chế độ nghỉ ngơi: bệnh nên nên thay đổi tư thế, tránh tình trạng đứng hoặc ngồi quá lâu. Cần chú ý không bê vác nặng để tránh gây áp lực lên vết mổ và gây chảy máu, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
  • Cần chú ý lịch tái khám để được bác sĩ kiểm tra tình trạng hồi phục sau phẫu thuật và đưa ra hướng giải quyết nếu có vấn đề phát sinh.

Nứt kẽ hậu môn mãn tính có thể gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích các bạn trong việc tìm hiểu thông tin và điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn mãn tính.

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả và an toàn

Rò hậu môn là gì? Có tái phát không? Một số lưu ý

Ngày viết: