Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả và an toàn

Ngày nay, do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người còn chưa hợp lý, dẫn đến các bệnh lý về hệ tiêu hóa, trực tràng. Đặc biệt các bệnh liên quan đến trĩ như tình trạng nứt kẽ hậu môn. Đây là dấu hiệu khá nguy hiểm đến tính mạng con người. Bài viết dưới đây, Hemono sẽ cung cấp đến độc giả những thông tin cần thiết và phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn một cách hiệu quả và phù hợp nhất. 

1, Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là triệu chứng kẽ hậu môn bị nứt, rách do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nứt kẽ hậu môn sẽ gây đau, rát vùng xung quanh hậu môn và gây co thắt trực tràng trong quá trình đi ngoài và sau khi người bệnh cố gắng rặn phân. Tình trạng này còn có thể gây chảy máu hậu môn, thường hay gặp ở độ tuổi trung niên và thanh thiếu niên. Nếu điều trị được chứng táo bón, bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ giảm dần trong 2 – 3 tuần sau đó. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, cần dùng phương pháp phẫu thuật để chấm dứt tình trạng này.

Thông thường, những mức độ của bệnh nứt kẽ hậu môn gây nên biến chứng như:

  • Triệu chứng tái phát của nứt kẽ hậu môn
  • Bệnh nứt kẽ hậu môn chuyển sang mạn tính
  • Vết nứt lan rộng dẫn đến khó điều trị.
Nứt kẽ hậu môn là gì?
Nứt kẽ hậu môn là gì?

2, Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn

Tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh là những nguyên nhân gây nên nứt kẽ hậu môn khác nhau. Sau đây, bài viết đề cập chi tiết đến một số nguyên nhân hay gặp dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn như:

  • Dùng sức quá nhiều khi rặn phân cứng hơn bình thường có thể tạo nên những vết rách nhỏ quanh hậu môn.
  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hậu môn: Tại vùng hậu môn và trực tràng xuất hiện những tế bào viêm gây ảnh hưởng đến lực căng cơ vòng hậu môn. Chính vì thế, nó tạo ra những vết nứt hoặc chảy máu tạo nên ổ viêm.
  • Cơ thắt nằm trong hậu môn bị viêm xơ: Nguyên nhân này xảy ra khi khối cơ thắt nằm trong hậu môn bị phù, sưng to gây lực co thắt lớn hơn bình thường, hiện tượng tăng trương lực cơ cao.
  • Có tiền sử bệnh thiếu máu khiến cho vùng ổ viêm, loét khó lành.
  • Tình trạng chấn thương sau phẫu thuật: Do tai nạn, phẫu thuật sau sinh, phẫu thuật cắt bỏ trĩ,…
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh do virus, vi khuẩn như: Bệnh lậu, bệnh lao, bệnh giang mai, HIV,…
  • Bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị bệnh đại tràng, viêm loét dạ dày.
  • Người lớn thường xuyên mắc chứng táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày.
  • Vệ sinh vùng hậu môn chưa đúng cách gây nhiễm khuẩn, trầy xước xung quanh hậu môn.

3, Triệu chứng biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn

Để nhận biết được tình trạng cũng như mức độ của bệnh nứt kẽ hậu môn, các bạn đọc có thể dựa vào một số triệu chứng sau đây:

  • Nứt kẽ hậu môn dẫn đến tình trạng chảy máu trong và sau khi đi tiểu tiện, đại tiện.
  • Gây cảm giác đau mạnh, đau dữ dội khi buồn đi vệ sinh.
  • Phát hiện sau khi đi ngoài còn đọng lại máu trên giấy vệ sinh.
  • Cảm thấy hậu môn có triệu chứng đau, rát hoặc ngứa ngáy kéo dài.
  • Có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được vết trầy, vết rách gần hậu môn.
  • Xuất hiện những mụn đỏ li ti nổi quanh vùng hậu môn.
  • Người bệnh đau trong thời gian kéo dài gây mất ngủ, sút cân, cơ thể gầy yếu.

Ngoài ra, có thể theo dõi mức độ của bệnh nứt kẽ hậu môn nhờ vào 3 giai đoạn đau của bệnh:

  • Người bệnh cảm thấy đau nhẹ khi phân bắt đầu đẩy từ trực tràng ra bên ngoài qua hậu môn.
  • Cảm giác đau biến mất chỉ sau 5 – 7 phút.
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội nhưng lại dừng nhanh chóng.

4, Phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả

Bệnh nứt kẽ hậu môn và trĩ là hai loại bệnh có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người tương đương nhau. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn, hoại tử hậu môn, mất máu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày… Vậy chúng ta nên làm gì để điều trị bệnh một cách dứt điểm? Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp trị nứt kẽ hậu môn an toàn, hiệu quả, phù hợp nhất với người bệnh.

4.1 Dùng thuốc điều trị

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng: “Liệu dùng thuốc trị nứt kẽ hậu môn có mang lại hiệu quả như mong muốn hay không?” hoặc “Thuốc có gây tác dụng phụ khi sử dụng không”.

Đối với việc dùng thuốc trị bệnh nứt kẽ hậu môn, trong tình trạng bệnh ở giai đoạn mới bắt đầu, vết nứt nhỏ thì việc dùng thuốc sẽ trở nên rất nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần hiểu biết và sử dụng những loại thuốc phù hợp với vấn đề người mắc bệnh gặp phải. Hiện nay, có hai dạng bào chế của thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn là thuốc bôi và thuốc bột uống.

Thuốc bôi

  • Sử dụng thuốc bôi trị các vết nứt hậu môn được khá nhiều người ưa chuộng, không chỉ do công dụng thuốc mang lại mà việc dùng thuốc bôi rất dễ dàng và tiện lợi.
  • Một số loại thuốc bôi thường hay được sử dụng trị nứt kẽ hậu môn là: Thuốc Forlax, thuốc Tetracyclin, thuốc Proctolog,… hoặc thuốc chống viêm, thuốc có tác dụng nhuận tràng…
  • Cách sử dụng: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm. Sau đó để khô tự nhiên hoặc dùng khăn sạch lau khô. Bôi một lượng thuốc vừa đủ tại vết rách.
  • Liều dùng: Do mỗi người ở một mức độ bệnh khác nhau, vì thế nên tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Lưu ý: Không tự ý mua thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà để tránh xảy ra những ảnh hưởng xấu không mong muốn.

Thuốc uống

  • Việc dùng thuốc uống điều trị nứt kẽ hậu môn hiện nay đang được áp dụng khá nhiều trong giai đoạn đầu của bệnh. Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau tại chỗ, kháng viêm, tránh nhiễm trùng hậu môn, ngăn chặn biểu hiện đau, ngứa rát hậu môn. Ngoài ra, một vài loại thuốc này mang lại hiệu quả cao trong việc nhuận tràng, giúp phân mềm, dễ đi vệ sinh hơn.
  • Một số loại thuốc phổ biến như: Thuốc Cephalexin, thuốc Cephazolin, thuốc Niphedipine, thuốc Duphalac, thuốc Cefadroxil, thuốc Bisacodyl…
  • Cách sử dụng: Dùng đường uống trực tiếp. Chú ý, không thay thế nước tinh khiết khi uống thuốc bằng trà, sữa, nước hoa quả… tránh làm giảm động lực của thuốc.
  • Liều dùng: Thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ điều trị chuyên khoa. Bệnh nhân không tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc hoặc đưa thuốc cho người có biểu hiện bệnh gần giống mình.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn

4.2 Một số phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điển hình trong việc chữa trị bệnh dứt điểm, kịp thời. Chính vì vậy, đối với bệnh nứt kẽ hậu môn, hiện nay cũng có ba loại phương pháp phẫu thuật, phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, theo thống kê ghi nhận, số bệnh nhân cần phẫu thuật trị nứt kẽ hậu môn chỉ xấp xỉ 20%.

Phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT

  • Đây là phương pháp sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT – một kỹ thuật đòi hỏi sự khéo léo, chuyên nghiệp. Phương pháp này được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất với bệnh nhân mắc chứng nứt kẽ hậu môn.
  • Phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT không cần sử dụng đến dao mổ, thay vào đó là dùng nguồn điện với một tần số phù hợp để thực hiện các thao tác thắt mạch máu, đông máu. Khi dùng phương pháp này hoàn toàn an toàn đối người bệnh mà không gây ảnh hưởng đến những vùng da lân cận, không gây chảy máu, không tạo cảm giác đau đớn.
  • Hiện nay, phương pháp này đang được nhiều bác sĩ chuyên khoa sử dụng trong việc điều trị nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, tùy từng dấu hiệu của bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị khác nhau.

Phương pháp nong hậu môn

  • Nong hậu môn hay còn gọi là biện pháp giãn hậu môn. Bằng các kỹ thuật y khoa và các dụng cụ phù hợp dùng để đưa vào bên trong hậu môn, gây nên phản ứng kích thích đại tràng, tăng khả năng nhu động của ruột để dễ dàng đẩy phân ra bên ngoài.
  • Biện pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có lỗ hậu môn nhỏ hoặc người hay gặp khó khăn trong vấn đề tiểu tiện, đại tiện. Tuy nhiên, sau khi các cơ hậu môn được nới rộng sẽ dần dần co lại như ban đầu.
  • Lưu ý, một số bệnh nhân dùng phương pháp nong hậu môn có thể gây tái phát bệnh.

Phương pháp cắt cơ vòng hậu môn

  • Cắt cơ vòng hậu môn hiếm khi được chỉ định phẫu thuật trị nứt kẽ hậu môn. Nguyên nhân là do phương pháp này khá nguy hiểm, dễ gây nhiễm khuẩn từ phân trong quá trình mổ. Bên cạnh đó, bằng thủ thuật rạch một đường để mở rộng hậu môn sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân khi hết thuốc tê. Tuy nhiên, cần sử dụng thêm thuốc kháng viêm để ngăn chặn tình trạng này.
  • Phản ứng không mong muốn khi dùng biện pháp này trị nứt kẽ hậu môn: Gây nhức đầu sau khi phẫu thuật.
Phẫu thuật trị nứt kẽ hậu môn
Phẫu thuật trị nứt kẽ hậu môn

4.3 Biện pháp dân gian trị nứt kẽ hậu môn

Chữa bệnh bằng các phương pháp dân gian không còn xa lạ đối với mỗi con người Việt Nam. Đây là một phương pháp chữa mẹo khá hiệu quả với tình trạng bệnh mới chớm. Bên cạnh đó, cũng là cách để phòng bệnh tốt hơn. Bài viết giới thiệu một số phương pháp trị nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng như sau:

Trị nứt kẽ hậu môn bằng lá mồng tơi

Mồng tơi không chỉ là món ăn quen thuộc hàng ngày trong mỗi bữa cơm gia đình, mà nó còn là một bài thuốc trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá mồng tơi, rửa sạch, để ráo. Sau đó dùng cối giã nát hoặc lấy tay vò nát.
  • Thêm 5 – 10ml nước tinh khiết rồi trộn đều với lá mồng tơi.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng da gần hậu môn xuất hiện vết nứt.
  • Thực hiện mỗi lần đắp 20 phút, duy trì 2 – 3 lần/ tuần trong vòng vài tuần để thấy hiệu quả đáng kể.
  • Chú ý, nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ với nước ấm trước khi thực hiện phương pháp này.
Trị nứt kẽ hậu môn bằng lá mồng tơi
Trị nứt kẽ hậu môn bằng lá mồng tơi

Dùng dầu oliu điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Dầu oliu được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, thúc đẩy làm trơn hệ thống đường ruột và ngăn ngừa các triệu chứng táo bón nhờ thành phần là chất béo từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, dầu oliu còn có tác dụng giảm thiểu cảm giác đau rát, ngứa ngáy, giúp chống viêm, nhiễm vết thương nứt ở gần hậu môn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Dầu oliu, sáp ong và mật ong nguyên chất.
  • Trộn đều mỗi loại 1 thìa cà phê. Sau đó đem đun chảy cho đến khi sáp ong tan hoàn toàn.
  • Đợi 5 – 7 phút cho hỗn hợp nguội dần rồi đem thoa trực tiếp lên vết nứt hậu môn. Sau 10 – 15 phút lau, rửa lại với nước sạch.
  • Thực hiện đều đặn hàng tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chấm dứt bệnh nứt kẽ hậu môn với tinh dầu oải hương

Tinh dầu oải hương nổi bật với công dụng kháng viêm, làm giảm cảm giác đau, rát, khó chịu, hỗ trợ điều trị vết thương mau lành. Chính vì thế, tinh dầu oải hương được lựa chọn nhiều trong việc trị nứt kẽ hậu môn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Một chậu nước ấm và tinh dầu oải hương.
  • Thêm vài giọt tinh dầu oải hương vào chậu nước ấm rồi khuấy đều.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi thực hiện.
  • Ngâm phần có vết nứt ở hậu môn trong hỗn hợp nước và tinh dầu oải hương trong thời gian 30 phút. Có thể dùng biện pháp xông hơi trong trường hợp này.
  • Thực hiện mỗi tuần 1 – 2 lần để dấu hiệu bệnh thuyên giảm.
Chấm dứt bệnh nứt kẽ hậu môn với tinh dầu oải hương
Chấm dứt bệnh nứt kẽ hậu môn với tinh dầu oải hương

Trị nứt kẽ hậu môn chỉ với tinh dầu dừa

Trong thành phần của tinh dầu dừa có chứa một lượng lớn thành phần là vitamin E, chất béo chưa bão hòa với tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, chống oxy hóa, được sử dụng nhiều trong các biện pháp trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Ngoài ra, triglyceride là thành phần trong dầu dừa có khả năng làm trơn các vết thương, vết nứt mới hình thành. Việc này giúp điều trị nứt kẽ hậu môn được dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh thật sạch vùng da có vết nứt.
  • Thoa một lượng vừa đủ dầu dừa lên các vết nứt hậu môn cần được điều trị.
  • Duy trì mỗi ngày 2 – 3 lần để trị bệnh được sớm nhất. Tuy nhiên, đối với một vài trường hợp nặng, cần kiên trì thực hiện nhiều hơn giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn.
  • Chú ý: Tránh thoa quá nhiều hoặc thoa vào bên trong hậu môn gây viêm nhiễm.

Cách sử dụng nha đam trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Nha đam là một trong những bài thuốc dân gian lành tính, an toàn và hiệu quả nhất. Với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ cảm giác đau, khó chịu khi bị bệnh nứt kẽ hậu môn, nha đam đang được sử dụng khá phổ biến hỗ trợ điều trị, giúp các vết nứt nhanh chóng lành hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Nha đam tươi.
  • Loại bỏ sạch phần vỏ nha đam, lấy phần thịt để sử dụng.
  • Nạo nhẹ lớp gel nha đam rồi bôi lên vết nứt hậu môn từ 15 – 20 phút. Sau đó, vệ sinh hậu môn với nước ấm.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày tối đa 3 lần trong vòng 10 – 15 ngày để điều trị nứt kẽ hậu môn.
Cách sử dụng nha đam trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Cách sử dụng nha đam trị bệnh nứt kẽ hậu môn

5, Những lưu ý khi chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Bên cạnh những hiệu quả, công dụng mà các phương pháp trị nứt kẽ hậu môn mang lại, bạn cần lưu ý một số vấn đề cần thiết sau đây để phòng, chống tình trạng nứt kẽ hậu môn phù hợp nhất:

  • Đối với việc sử dụng thuốc bôi, thuốc uống trị nứt kẽ hậu môn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Không tự ý sử dụng phương pháp này, tránh để gây dị tật, quái thai, hiện tượng đi ngoài ở trẻ sơ sinh.
  • Không nên mặc quần áo quá bó, quá chật hoặc các loại vải gây ngứa, nhiều bụi bẩn.
  • Duy trì tập thể dục, tham gia các hoạt động thể thao đều đặn, giúp cơ thể điều hòa hoạt động cân bằng, năng lượng được tiêu hao phù hợp.
  • Nên vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý, tránh tự thụt rửa hậu môn gây nhiễm trùng.
  • Nếu cảm thấy có biểu hiện đau, rát, hoặc ngứa ngáy vùng hậu môn nên đi kiểm tra kịp thời, tránh để bệnh chuyển nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.
  • Tham khảo các bệnh viện uy tín, tìm hiểu kỹ các bệnh viện tư nhân trước khi quyết định phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Trong quá trình điều trị bệnh, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ và vitamin:

  • Bổ sung thêm nhiều sản phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây chứa nhiều vitamin và chất khoáng để ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh gây hiện tượng phân khô, cứng, khó đi ngoài.
  • Có thể thường xuyên chế biến một số thực phẩm dễ tiêu hóa, nhuận tràng như hạt chia, lá rau khoai lang, rau dền, lá rau mồng tơi, sữa chua, chuối tiêu,…
  • Nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng, tiêu hóa tốt để giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bụng đầy hơi,…
  • Tránh một số loại thực phẩm khó tiêu, rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Hãy để tinh thần thoải mái, giảm lo âu, căng thẳng, stress,…

Xem thêm:

Rò hậu môn là gì? Có tái phát không? Một số lưu ý

[TOP 9] Mẹo chữa bệnh trĩ ở bà bầu bằng phương pháp dân gian

Ngày viết: