Đối với bà bầu thì bị bệnh trĩ là điều khó tránh khỏi. Chắc hẳn, các bà mẹ đang mang thai đều muốn biết dấu hiệu làm sao để nhận biết, cách phòng và chữa trị bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả nhất. Bài viết này, Hemono gửi đến các bạn độc giả dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về bệnh trĩ ở bà bầu.
1, Bệnh trĩ ở bà bầu là gì?
Đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ dễ mắc phải 1 bệnh lý thường gặp đó là bệnh trĩ, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ – lúc này là lúc tử cung đang mở rộng và các tĩnh mạch bị gây áp lực bởi tử cung. Như vậy trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sưng.
Khi bị trĩ trong lúc mang thai thì gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa, đau rát, trong lúc đi tiểu sẽ kèm theo máu hoặc sau khi đi tiểu xong thì bị chảy máu. Tuy nhiên thì các bà mẹ không cần lo lắng rằng mắc bệnh trĩ sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của thai nhi. Trong lúc chuyển dạ trước khi sinh, do lực đẩy mạnh sẽ khiến cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn. Nhưng sau khi sinh xong thường thì tình trạng này sẽ không còn nữa.
Một số phụ nữ trong lần mang thai đầu tiên, nếu như trước đó đã từng mắc bệnh trĩ, thì khả năng cao sẽ mắc tái lại hoặc thậm chí sẽ bị nặng hơn.

2, Tại sao bà bầu dễ mắc trĩ?
Vì những lý do dưới đây mà khiến cho bà bầu rất dễ bị mắc bệnh trĩ:
- Khi thai nhi càng ngày càng lớn và phát triển, trọng lượng thai nhi cũng tăng lên. Từ đó tử cung của người mẹ sẽ phải to lên theo sự phát triển của thai nhi, khiến cho xương chậu, các mô và các cơ quan nội tạng phải chịu áp lực lớn. Không gian ngày 1 bé lại sẽ khiến cho lượng máu cung cấp cho xương chậu của người mẹ bằng con đường qua các tĩnh mạch sẽ chảy chậm lại và có thể bị tích tụ tại 1 điểm, nhất là các tĩnh mạch xung quanh vùng trực tràng và hậu môn. Như vậy thì sẽ khiến cho các tĩnh mạch sưng lên và gây cảm giác đau. Còn các tĩnh mạch ở trong thành ruột sẽ bị yếu đi do chúng bị phình lên và căng hết mức tối đa.
- Trong thời gian mang thai, làm tăng nồng độ của hormone progesterone. Việc này cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Bởi vì, khiến cho các thành mạch giãn ra và khiến cho chúng có xu hướng sưng hơn.
- Trong thời gian mang thai thì thể tích máu của người mẹ tăng lên cũng là 1 trong các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu. Để cho thai nhi được cung cấp đầy đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng dồi dào, thì tổng lượng máu trong cơ thể người mẹ lúc có thai sẽ tăng thêm 40% so với lúc bình thường. Tuy các chất lỏng này được bổ sung vào trong cơ thể người mẹ, nhưng các chất này vẫn được đưa đến thai nhi bằng hệ thống động mạch và tĩnh mạch như lúc không có thai. Để cho người mẹ nhận thêm được lượng oxy thì thành mạch và các van phải hoạt động mạnh hơn để máu có thể được bơm quay lại tim và phổi.
- Bên cạnh đó thì việc táo bón quá lâu hoặc khi đi ngoài phải dùng nhiều sức để rặn thì cũng khiến cho bà bầu mắc bệnh trĩ.
- Ngoài ra, trong thời gian việc tăng cân quá nhiều, ngồi trong 1 thời gian dài hoặc đứng quá lâu thì cũng dễ khiến người mẹ mắc trĩ.

3, Dấu hiệu nhận biết trĩ ở bà bầu?
Dưới đây là các cách để cho các bà mẹ có thể nhận biết được mình bị trĩ:
- Bệnh trĩ thì được chia làm 2 dạng, đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu là dạng trĩ nội thì có thể bạn sẽ không tự nhận biết được cho tới khi nào mà bạn đi ngoài mà thấy có dính máu trên giấy vệ sinh. Còn đối với trĩ ngoại thì người mẹ sẽ cảm thấy có 1 vật phình to và lòi ra khỏi hậu môn, với hình dạng và kích thước như 1 quả nho. Khi bạn thấy nghi ngờ mình có thể bị trĩ ngoại thì bạn nên lấy 1 chiếc gương để soi hậu môn xem mình có bị hay không.
- Nếu kích thước của trĩ lớn và trĩ bị căng thì dễ xảy ra hiện tượng chảy máu. Triệu chứng chảy máu này rất có thể bị nhầm lẫn với các bệnh cũng có triệu chứng chảy máu khác. Chính vì thế triệu chứng này khá nguy hiểm. Các bà mẹ nên tới các trung tâm y tế kiểm tra, để đảm bảo sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.
- Nếu bà bầu cảm thấy rằng phía trong hậu môn và xung quanh hậu môn bị đau rát, ngứa thì người mẹ nên đến các cơ sở y tế để khám.
- Nếu người mẹ mang đa thai thì nên theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe của bản thân.
4, Các cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tại nhà
4.1. Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu
4.1.1 Đắp hậu môn bằng cây lá bỏng
Sử dụng cách này sẽ khiến cho búi trĩ co lại.
Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 50 gam lá cây bỏng.
- Bước 2: Rửa sạch 50 gam lá cây bỏng, để cho ráo nước.
- Bước 3: Đem toàn bộ lượng lá đi giã nát.
- Bước 4: Dùng nước muối pha loãng để vệ sinh vùng hậu môn cho sạch sẽ.
- Bước 5: Vắt hặc nắm bớt nước đi, rồi sau đó đem đắp lên hậu môn.

4.1.2 Xông trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá
Sử dụng cách này cũng khiến cho búi trĩ co lại, tình trạng viêm nhiễm được cải thiện đáng kể, giảm nấm ngứa và đau rát vùng hậu môn.
Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị từ 150 gam đến 200 gam rau diếp cá.
- Bước 2: Đem toàn bộ lượng rau diếp cá đi rửa sạch, rồi để cho ráo nước.
- Bước 3: Đổ vào nồi khoảng 2 lít nước và hết cho rau diếp cá vào. Đem toàn bộ đi đun sôi.
- Bước 4: Đun tới khi lá diếp cá chuyển từ màu xanh sang màu vàng thì dừng lại.
- Bước 5: Đổ toàn bộ nước trong nồi vào chậu. Để nguội bớt.
- Bước 6: Đặt chậu nước ở dưới và ngồi xổm phía trên chậu để xông vùng hậu môn.
- Bước 7: Lúc nào mà hơi nước không còn bốc hơi nóng nữa thì dừng xông. Các bà mẹ lấy luôn nước vừa xông để vệ sinh toàn bộ vùng hậu môn.

4.1.3 Dùng rau diếp cá để ăn sống
Đây là một trong những phương pháp dễ dàng thực hiện nhất. Tuy nhiên phải chọn lựa được rau sạch và phải rửa thật sạch để loại bỏ được vi khuẩn.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị lượng rau diếp cá vừa đủ ăn.
- Bước 2: Đem toàn bộ rau đi rửa sạch.
- Bước 3: Pha loãng nước sạch với muối, sau đó ngâm toàn bộ lượng rau vào đó.
- Bước 4: Đem rau đi rửa sạch lại với nước 1 lần nữa.
4.1.4 Dùng trà từ rau diếp cá
Trong rau diếp cá có những hoạt chất có thể chống búi trĩ bị sa, có vai trò diệt khuẩn. Bên cạnh đó, rau diếp cá còn có tác dụng giúp cho búi trĩ bớt sưng đau và giảm bớt những triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ gây ra.
Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 lượng rau sạch diếp cá, sao cho vừa đủ dùng.
- Bước 2: Đem toàn bộ rau diếp cá đi rửa thật sạch.
- Bước 3: Đem lượng rau đã rửa đi phơi thật khô.
- Bước 4: Đem rau diếp cá khô đi xay nhuyễn hoặc giã nhỏ thành bột.
- Bước 5: Đem toàn bộ lượng bột cho vào lọ sạch để dùng dần.
- Bước 6: Lấy 1 lượng bột nhỏ rau diếp cá hòa với lượng nước vừa đủ để uống.
4.1.5 Sử dụng rau diếp cá làm nước ép
Nước ép rau diếp cá có tác dụng phòng bệnh trĩ và ngăn ngừa táo bón.
Dưới đây là các bước tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 lượng lá diếp cá tươi vừa đủ.
- Bước 2: Đem toàn bộ rau đi rửa sạch.
- Bước 3: Đem rau ngâm với nước muối pha loãng, rồi vớt ra và để cho ráo nước.
- Bước 4: Cho toàn bộ rau đã được ngâm vào máy xay sinh tố, xay bao giờ nhuyễn thì dừng.
- Bước 5: Đem lọc bỏ phần bã và lấy phần nước để uống.

4.1.6 Dùng nước sắc từ rau diếp cá
Dưới đây là các bước tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị tầm 300 gam đến 450 gam rau diếp cá.
- Bước 2: Đem toàn bộ rau đi rửa sạch.
- Bước 3: Đem rau ngâm với nước muối pha loãng.
- Bước 4: Đem toàn bộ lượng rau đã được ngân đi phơi khô.
- Bước 5: Mỗi lần uống thì dùng khoảng từ 5 lá đến 7 lá rửa lại bằng nước.
- Bước 6: Cho 500ml nước cùng với số lá vào nồi. Đem đi đun sôi, sôi thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Bước 7: Gạn lấy nước uống.
4.1.7 Chữa trĩ cho bà bầu tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Chính vì thế, nó có thể bảo vệ trực tràng, có thể khiến cho thành mạch chắc chắn, giúp cho vùng bị tổn thương do búi trĩ được hồi phục nhanh hơn. Thêm vào đó, lá trầu còn có thể giảm đau, giúp búi trĩ co lại; trong 1 số trường hợp mắc bệnh trĩ có đi ngoài ra máu thì nó đóng vai trò trong việc cầm máu.
Muốn chữa bệnh trĩ 1 cách hiệu quá nhất thì người ta thường sử dụng lá trầu không để xông hơi. Bà bầu nên mỗi ngày xông 1 lần, tốt nhất nên xông sau mỗi lần đi tiểu hoặc trước khi đi ngủ.
Dưới đây là các bước tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị 100 gam lá trầu không tươi.
- Bước 2: Đem toàn bộ lá trầu đi rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 3: Thái nhỏ lá trầu rồi cho vào rồi. Đổ vào nồi 2 lít nước.
- Bước 4: Đem đun tới khi sôi thì đun thêm 10 phút nữa thì dừng lại.
- Bước 5: Đổ nước ra chậu và để cho nước nguội đi 1 chút rồi bắt đầu xông vùng hậu môn.
- Bước 6: Khi nước hết bốc hơi và nước ở khoảng 40 độ thì dành thêm khoảng từ 5 phút đến 10 phút để ngâm vùng đang bị trĩ.
- Bước 7: Dùng nước sạch rửa hậu môn và dùng khăn mềm để lau khô.

4.1.8 Mẹo sử dụng lá hẹ chữa trĩ cho bà bầu
Trong lá hẹ có thành phần Flavonoid có hàm lượng khác cao. Thành phần này có tác dụng diệt khuẩn, bảo vệ cho thành mạch lẫn các mô mềm trong hậu môn tránh xảy ra tổn thương. Bên cạnh đó, trong lá hẹ còn có hoạt chất allicin – một chất hoạt động tương tự như kháng sinh. Hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn vùng hậu môn và giúp cho sự hồi phục niêm mạc hậu môn được diễn ra nhanh hơn.
Dưới đây là các bước tiến hành:
- Bước 1: Cần chuẩn bị 500 gam lá hẹ tươi và 3 miếng vải mỏng.
- Bước 2: Đem toàn bộ lá hẹ đi rửa sạch, rồi để cho ráo nước.
- Bước 3: Đem giã nát toàn bộ lá hẹ.
- Bước 4: Cho lá hẹ đã giã vào chảo để sao cho nóng.
- Bước 5: Chia đều số lá hẹ đã sao vào 3 miếng vải mỏng rồi gói lại.
- Bước 6: Dùng từng miếng vải để chườm vùng hậu môn. Cứ miếng vải hết ấm thì thay sang miếng khác.
Như vậy thì bà bầu muốn đạt hiệu quả tốt thì trong 1 ngày nên thực hiện từ 2 lần đến 3 lần.
4.2. Thuốc bôi trĩ cho bà bầu
4.2.1 Hemopropin – Thuốc bôi trĩ an toàn cho bà bầu
- Thành phần của thuốc Hemopropin bao gồm mỡ, nước, lanolin Cera, keo ong Cera và anthemis nobilis.
- Ưu điểm có tính an toàn với bà bầu: Những thành phần trong thuốc Hemopropin được đánh giá có tính an toàn đối với phụ nữ đang mang thai, ít gây ra các phản ứng dị ứng.
- Nhược điểm: Thuốc Hemopropin có thể tích nhỏ và có giá thành đắt hơn so với nhiều loại thuốc bôi trĩ khác.
- Giá bán: Thông thường thì giá bán trên thị trường của 1 tuýp thuốc Hemopropin 20 gam sẽ dao động từ 280.000 đồng đến 300.000 đồng. Tuy nhiên giá sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm, từng vùng miền và từng nhà thuốc khác nhau.
4.2.2 Hemono – Giải pháp chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả
- Thành phần của thuốc Hemono bao gồm tinh chất chất nghệ được bào chế dưới dạng nano curcurmin, chiết xuất rau diếp cá, chiết xuất nha đam, chiết xuất trà xanh và cả các tá dược vừa đủ khác.
- Ưu điểm có tình an toàn với bà bầu: Thuốc Hemono có các thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên việc xảy ra các tác dụng không mong muốn là ít gặp và ít xảy ra các phản ứng dị ứng. Như vậy thuốc Hemono được đánh giá là tương đối an toàn đối với phụ nữ có thai.
- Giá bán: Hiện nay trên thị trường thì 1 tuýp 30ml thuốc Hemono Gel được bán ra với giá 390.000 đồng, 1 hộp viên uống Hemono Gel có giá 700.000 đồng. Tuy nhiên thì giá thuốc sẽ dao động vào từng thời điểm, từng vùng miền và từng nhà thuốc khác nhau.

5, Cách phòng ngừa bị trĩ khi mang thai
Kể cả khi không mang thai thì bị trĩ cũng rất khó chịu, không hề thoải mái. Chính vì vậy bà bầu cần học những cách phòng ngừa để bản thân không bị trĩ.
Dưới đây là một số cách mà Hemono đưa ra, các bạn độc giả có thể tham khảo:
- Phải bổ sung đầy đủ nước. Bởi vì nước sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, giúp cho lượng nước ối xung quanh thai nhi được tăng lên, có thể giảm bớt được nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, nước có tác dụng giúp tiêu hóa lượng thức ăn đưa vào cơ thể được dễ dàng hơn, giúp ngăn chặn việc táo bón lâu ngày – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
- Các bà mẹ cần có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong các bữa ăn thì người mẹ cần được bổ sung thêm các chất xơ như ăn rau hoặc ăn nhiều hoa quả. Tuy nhiên thì các bà mẹ không nên ăn những gia vị gây nóng (như ớt, hạt tiêu, …), đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chế biến bằng dầu mỡ, …

6, Một số câu hỏi liên quan
6.1. Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Việc bị bệnh trĩ có sinh thường được hay không là điều mà các mẹ bầu khá lo lắng và băn khoăn. Vậy hãy cùng Hemono đi giải đáp nỗi lo lắng đ.
Theo như các chuyên gia y tế hàng đầu, việc sinh thường đối với mẹ bầu mắc bệnh trĩ là điều có thể thực hiện. Tuy nhiên, việc sinh thường phải dựa vào điều kiện sức khỏe của mẹ bầu và mức độ trĩ có nặng hay không. Các bác sĩ nên đánh giá tình trạng bệnh trĩ, tình trạng sức khỏe 1 cách cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác, để từ đó đưa ra lời khuyên cho các mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ.
Đối với trường hợp các mẹ bầu mắc trĩ nhẹ (nghĩa là ở cấp độ 1 và 2): Nếu như sức khỏe của bà bầu ở mức độ ổn định thì việc đẻ thường là an toàn. Tuy nhiên thì đẻ thường có thể khiến các búi trĩ bị tổn thương hoặc thò ra ngoài nhiều hơn trước, có thể gây ra các trường hợp nhiễm trùng, và những tổn thương không mong muốn khác. Như vậy sau khi sinh xong thì những điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến bà bầu, sẽ gây ra những cơn đau khó chịu và kéo dài âm ỉ.
Đối với trường hợp các mẹ bầu mắc trĩ nặng (nghĩa là cấp độ 3 và 4): Các búi sa trĩ ngoài có kèm theo chảy máu thì các mẹ bầu nên sinh mổ. Nếu đẻ thường thì người mẹ sẽ phải mất rất nhiều sức để rặn, khiến tình trạng giãn nở quá mức ở tĩnh mạch trĩ, búi trĩ càng bị sa nhiều ra ngoài hơn và dễ để lại biến chứng. Bên cạnh đó, trong lúc đẻ thường thì người mẹ có thể sẽ mất máu nhiều do búi trĩ, việc này sẽ nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
6.2. Khám trĩ cho bà bầu ở đâu?
Việc bị trĩ là nỗi ám ảnh cho bà bầu, vì thế cần chọn khám bệnh ở những nơi uy tín và chất lượng để cho tình trạng bệnh được điều trị 1 cách nhanh chóng, hiệu quả. Các mẹ bầu nên đến các bệnh viện lớn và các phòng khám uy tín để khám trĩ. Một số địa điểm khám trĩ mà các bạn có thể tham khảo: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, …
Xem thêm:
Rò hậu môn là gì? Có tái phát không? Một số lưu ý
Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh cho trẻ