Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, nguy cơ mắc bệnh giữa nam và nữ là tương tự nhau. Theo thống kê của hội hậu môn trực tràng Việt Nam vào năm 2005 thì dân số Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh trĩ lên đến hơn 50%. Tuy bệnh này kém nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rất nhiều, suy giảm sức khỏe tinh thần, khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, đau đớn, mệt mỏi.
Theo phác đồ điều trị bệnh trĩ do Bộ Y Tế ban hành, những bệnh nhân mắc bệnh trĩ độ nhẹ đến trung bình (độ 2 trở xuống), búi trĩ không phức tạp và ít ảnh hưởng tới sức khỏe thì không cần phải can thiệp ngoại khoa hay phẫu thuật. Dưới đây Hemono sẽ giới thiệu tới các bạn những phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà nhé.

1, Thay đổi lối sống
Một lối sống lành mạnh không chỉ đem lại cho bạn hạnh phúc trong cuộc sống, cơ thể khỏe mạnh, nâng cao năng suất làm việc mà còn giảm thiểu rất tốt các triệu chứng của bệnh trĩ. Bạn nên duy trì các thói quen tốt sau để cải thiện tình trạng bệnh.
- Thể dụng, vận động hằng ngày với các bài tập nhẹ nhàng: đi bộ, tập yoga, tập dưỡng sinh…. Mỗi ngày bạn nên dành ra 45 phút tập luyện.
- Hạn chế làm việc kéo dài ở tư thế ngồi, ngồi xổm hay đứng một chỗ. Ở môi trường đặc thù công việc như công sở, lễ tân…thì bạn nên đứng dậy, di chuyển đi lại trong văn phòng 2-3 lần trong một giờ.
- Giữ cho đầu óc của bạn ở trạng thái thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng. Stress cũng là một yếu tố gián tiếp gây ra táo bón và kéo theo bệnh trĩ.
- Lao động phù hợp với sức khỏe, tránh bê vác nặng.
2, Thay đổi chế độ ăn uống
Theo hướng dẫn điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bệnh trĩ. Chế ăn uống sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh
- Không ăn món ăn cay nóng và không uống rượu bia và không sử dụng thực phẩm có chất kích thích như: café, thuốc lá…
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nước có vai trò rất lớn trong việc làm mềm phân. Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Bạn nên uống nước vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để kích thích tiêu hóa. Ngoài ra nên uống thêm nước hoa quả để vừa bổ sung nước vừa bổ sung vitamin và chất xơ.
- Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như các loại rau củ, hoa quả và ngũ cốc: rau cải, súp lơ, bí đỏ, cà rốt, khoai lang…. Chất xơ sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt nhờ giữ nước trong phân.
- Ăn các thực phẩm giúp nhuận tràng như khoai lang, chuối tiêu, rau mồng tơi, rau đay….
- Bổ sung thêm các vi chất tốt cho máu để tăng tác dụng cầm máu.
- Giảm tối đa đồ ăn giàu mỡ động vật, thay vào đó dùng dầu thực vật như dầu oliu, dầu gạo, dầu hướng dương.…

3, Thay đổi thói quen đi đại tiện hằng ngày
Thói quen đi đại tiện ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh trĩ.
- Người bệnh nên duy trì thói quen đi đại tiện ít nhất 1-2 lần/ngày và không nên nhịn. Nếu nhịn đại tiện sẽ khiến phân dồn đọng ở trực tràng (ruột già), khiến nước ở phân sẽ liên tục bị cơ thể tái hấp thu. Kết quả là lượng phân vừa nhiều vừa khô cứng, sẽ phải rặn rất mạnh để đẩy được khối phân ra ngoài, kèm theo đó có thể gây chảy máu và sa trực tràng. Hậu quả làm cho tình trạng bệnh trĩ càng trở lên trầm trọng và kéo dài.
- Tiếp đó bạn cũng chỉ nên đi đại tiện trong khoảng 15 phút và nên “tập trung” vào việc. Đi đại tiện lâu sẽ khiến cho cơ trực tràng liên tục co thắt, dễ gây giãn và sa trực tràng. Vì vậy khi đi đại tiện, người bệnh không nên mang theo điện thoại sẽ làm phân tán tập chung và việc đi đại tiện sẽ kéo dài.
- Theo ý kiến các chuyên gia thì thời điểm đi đại tiện tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy (5-7 giờ sáng). Bởi vì ban đêm là lúc hệ tiêu hóa hoạt động năng suất nhất, ruột non sẽ xử lý hết chỗ thức ăn còn tồn dư của ngày hôm đó và thải ra các chất không được hấp thu.
- Tránh cọ sát vùng hậu môn, tránh các loại xà phòng có có các chất hóa học. Bạn có thể thấm hoặc lau nhẹ vùng hậu môn sau khi đi tiêu bằng khăn ướt mềm, khăn xô ẩm, hoặc các loại khăn sử dụng cho em bé.
4, Sử dụng các thuốc điều trị trĩ
Các cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật trên sẽ cải thiện tình trạng của bạn qua một thời gian khoảng 1-3 tuần tùy cơ địa từng người. Trong thời gian đó bạn nên kết hợp sử dụng một số sản phẩm thuốc dùng tại chỗ hay thuốc uống để làm giảm các triệu chứng đau rát, chảy máu tại vùng trĩ.
Thuốc bôi Titanorein
- Nơi sản xuất: Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Pháp.
- Công dụng chính: Giảm các triệu chứng đau, ngứa, khó chịu của bệnh trĩ; co búi trĩ và kháng viêm, kháng khuẩn, giúp vết thương hồi phục nhanh hơn.
- Chỉ định: Các bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại, táo bón gây tổn thương niêm mạc trực tràng.
Kem bôi trĩ chữ A
- Nơi sản xuất: Sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản.
- Công dụng chính: Giảm đau nhức, nóng rát, ngứa, khó chịu vùng hậu môn, làm co các mô trĩ, phục hồi tổn thương trực tràng, giảm nhạy cảm của dây thần kinh dưới niêm mạc, hạn chế quá trình viêm, sưng.
- Chỉ định: Các bệnh nhân mắc bệnh trĩ, bị tổn thương vùng mô trực tràng, chảy máu khi đi đại tiện gây viêm nhiễm vùng da.
Thuốc mỡ bôi Preparation H
- Nơi sản xuất: Sản phẩm được sản xuất bởi Fizer Inc tai Mỹ.
- Công dụng chính: Giảm triệu chứng trĩ bên trong và bên ngoài, thu nhỏ các mạch máu, nên mô trĩ giảm sưng và giúp giảm đau nhanh chóng, tạo màng bảo vệ niêm mạc khỏi bị kích ứng, viêm.
- Chỉ định: Các trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại, phối hợp điều trị bệnh trĩ và tổn thương niêm mạc trực tràng.
Ngoài thuốc bôi tại chỗ, ta còn biết đến một số loại thuốc uống khác
Thuốc điều trị bệnh trĩ Tottri: Với thành phần 100% chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên có tính thanh nhiệt, hoạt huyết như: Đảng sâm, trần bì, hoàng kỳ, thăng ma…. Thuốc có công dụng giảm đau rát vùng hậu môn, co búi trĩ, làm bền các thành mạch máu tại trực tràng, giảm nguy cơ chảy máu và sa búi trĩ. Thuốc được chỉ định cho các bệnh nhân mắc trĩ cấp nhẹ đến trung bình, có các triệu chứng như chảy máu, đau rát, sa búi trĩ…
5, Sử dụng phương pháp y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ sinh ra là do tuần hoàn khí trong cơ thể không lưu thông; khí trệ tại đại tràng, làm cho cơ nhục yếu và tổn thương mạch lạc sinh ra tình trạng huyết ứ ở trực tràng. Nếu không cải thiện kịp thời, mạch giãn và ngày càng sa xuống hình thành búi trĩ, gây ứ huyết và chảy máu. Khi đi đại tiện, phân đi qua sẽ có thể tác động đến búi trĩ gây chảy máu, đau rát và có nguy cơ nhiễm trùng.
- Để điều trị bệnh trĩ theo phương pháp này, ta cần sử dụng các bài thuốc giúp lương huyết và hoạt huyết để giải phóng khí huyết ứ trệ ở trực tràng, kết hợp sử dụng những thảo dược có tính mát để thanh nhiệt, hành khí, hoạt huyết và cầm máu như: Hòe hoa, sinh địa, đại hoàng, huyền sâm, thăng ma, hà thủ ô, bạch truật, ha khô thảo, hoàng bá, đương quy, hoàng cầm, xuyên khung…
- Song song với việc sử dụng các phương thuốc này, bạn có thể kết hợp thêm phương pháp châm cứu, bấm huyệt có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ khí trệ, tiêu viêm giảm đau….

6, Một số thủ thuật loại bỏ búi trĩ
Nếu bạn đã áp dụng tất cả các cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật trên mà tình trạng đau rát, khó chịu của mình vẫn chưa giảm, một số thủ thuật nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi bệnh trĩ mà không cần phải phẫu thuật:
Phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật là kỹ thuật tiết kiệm thời gian và chi phí thường được thực hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu. Được sử dụng nhiều nhất là thắt dây búi trĩ, liệu pháp tiêm xơ hóa và đông máu hồng ngoại.
Thủ thuật thắt dây búi trĩ thường tiến hành thắt chặt các búi trĩ để lại một khu vực bị viêm cố định niêm mạc vào lớp dưới niêm mạc ngăn cản sự phát triển tiếp theo của mô trĩ mới. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu thì phương pháp này dễ gây chảy máu và mất máu khó kiểm soát đặc biệt là rất đau đớn.
Liệu pháp tiêm xơ hóa là thông qua sự xâm nhập tại mô trĩ với các tác nhân gây xơ vữa, ngăn chặn máu đến mô trĩ, dẫn đến hoại tử mô trĩ và hình thành sẹo.
Đông máu bằng tia hồng ngoại bao gồm việc áp dụng sóng hồng ngoại vào mô để thu được sự hoại tử của nó. Nó có thể được coi là một lựa chọn để xử trí ban đầu của độ I và độ II trĩ.
Trên đây là 6 cách giúp bạn triệt tận gốc bệnh trĩ mà không cần trải qua bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Sau khi đã điều trị thành công, bạn nên duy trì các thói quen và lối sống lành mạnh để bệnh trĩ không bao giờ có có hội tái phát.
Xem thêm:
[TỔNG HỢP] Hậu quả và các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Giải đáp thắc mắc về phương pháp thắt búi trĩ và các vấn đề liên quan