Trĩ là căn bệnh thường gặp và có biểu hiện rất dễ nhận ra. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau mà người bệnh hay chủ quan để bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn mới điều trị. Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bài viết dưới đây Hemono sẽ đưa ra những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu biết hơn về vấn đề này.
1, Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?
Bệnh trĩ là bệnh xảy ra rất phổ biến và đặc biệt là đối với những người bị táo bón lâu thường có thói quen dặn khi đi cầu hoặc đối với những người lao động nặng nhọc tạo ra những áp lực cho hậu môn.
Bệnh trĩ còn được gọi với tên khác là lòi dom. Bệnh trĩ được hình thành do sự gia tăng áp lực ở vùng hậu môn – trực tràng thường xuyên như: Rặn khi đi cầu, kèm theo là bị ứ máu liên tục làm đám rối tĩnh mạch phình và giãn ra, từ đó hình thành nên các búi trĩ.
Dựa vào vị trí hình thành búi trĩ mà bệnh trĩ được phân ra làm 2 dạng chính là : trĩ ngoại và trĩ nội.

2, Nguyên nhân dẫn đến bị trĩ
Hiện nay người ta đã đưa ra được một số những yếu tố là nguyên nhân dẫn đến hình thành bệnh trĩ:
- Do tư thế đứng cố định một chỗ quá lâu, ngồi nhiều, ít vận động đi lại.
- Đôi khi bị trĩ cùng là do di truyền.
- Bị trĩ do mắc táo bón kinh niên.
- Những người bị rối loạn chức năng ở ruột như là mắc hội chứng kích thích ruột cũng có nguy cơ bị trĩ.
- Do thói quen sinh hoạt không tốt: ăn uống thiếu chất xơ, đi vệ sinh ngồi quá lâu.
- Thai nghén và khi sinh nở cũng dễ dẫn đến bị trĩ.
- Do tuổi cao làm các dây chằng vùng hậu môn bị giãn ra.
Theo nghiên cứu những trường hợp bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa và u bướu hậu môn – trực tràng hoặc trong các u bướu của chậu hậu môn thì đường mà máu tĩnh mạch quay lại thường bị cản trở dẫn tới làm căng phồng các đám rối trĩ. Những trường hợp này còn được gọi là trĩ triệu chứng.
3, Các cấp độ và triệu chứng của bệnh trĩ
Dựa theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bệnh trĩ được chia ra thành các cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện bệnh điển hình riêng.
- Trĩ cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu tiến triển của bệnh. Các búi trĩ trong giai đoạn này còn nhỏ khi nhìn kỹ thì thấy giông phần da bị thừa nhô lên. Bệnh nhân thường không có cảm giác đau, đôi khi chỉ cảm thấy hơi vướng víu ở khu vực hậu môn.
- Trĩ cấp độ 2: Búi trĩ ở giai đoạn này đã phát triển hơn cấp độ 1 và có dấu hiệu sa xuống. Khi đi đại tiện thì các búi trĩ có thể bị xa ra ngoài hậu môn, tuy nhiên nó có thể tự co trở lại vào bên trong.
- Trĩ cấp độ 3: Ở cấp độ này các búi trĩ phát triển với kích thước lớn hơn, có thể quan sát rất rõ ràng. Khi bệnh nhân đi đại tiện hay hoạt động mạnh thì sẽ có cảm giác đau rát. Lúc này các búi trĩ thường có xu hướng sa ra ngoài và không tự co lại như trước, chúng chỉ co được khi ta dùng tay ấn vào.
- Trĩ cấp độ 4: Đây là cấp độ tiến triển nặng nhất của bệnh. Các búi trĩ ở hậu môn phình to, sa hoàn toàn ra khỏi hậu môn. Chúng không thể co lại được ngay cả khi ta dùng tay ấn vào. Ở giai đoạn đoạn này người bệnh phải chịu cảm giác đau đớn. Đi đại tiện có thể ra lẫn máu.
4, Bệnh trĩ để lâu có sao không?
Bệnh trĩ nếu được phát hiện từ sớm thì việc điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn đồng thời khả năng khỏi hoàn toàn cũng cao hơn. Nhưng ngược lại, nếu phát hiện quá muộn tình trạng bệnh đã trở nên nặng hơn thì rất dễ xảy ra những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

4.1, Nguy cơ gây ung thư trực tràng
Khi bệnh trĩ biến chuyển ngày càng xấu đến cấp độ 4 thì các búi trĩ sẽ sưng to gây xuất huyết. Lúc này nơi đó sẽ trở thành một vị trí lý tưởng để các vi khuẩn có cơ hội tấn công, từ đó gây viêm nhiễm. Nếu để viêm nhiễm kéo dài nó sẽ ngày càng lan rộng ra những vùng xung quanh. Do vậy nhiễm trùng sẽ càng nặng hơn đồng nghĩa với nguy cơ cao dẫn đến ung thư trực tràng.
4.2 Gây hoại tử búi trĩ
Các búi trĩ càng ngày sẽ có xu hướng phát triển ra to hơn, bị sa gây nên mắc kẹt búi trĩ khiến quá trình tuần hoàn máu tại hậu môn gặp rất nhiều khó khăn. Các mạch máu không lưu thông được bị ứ đọng ở một chỗ từ đó dẫn tới bị hoại tử búi trĩ. Các búi trĩ lúc này phải chịu một áp lực lớn nên nguy cơ bị vỡ ra cũng rất cao. Có thể gây lở loét nhiễm trùng hậu môn, trường hợp xấu hơn là để vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể gây ra nhiễm trùng máu.
4.3 Gây thiếu máu
Bệnh trĩ có triệu chứng điển hình là đi đại tiện ra máu. Chính vì thế, khi bệnh càng trở nặng lượng máu chảy ra trong lúc đi đại tiện sẽ càng nhiều lên. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không xử lý sẽ gây thiếu máu. Điều này tác động không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh như dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…
4.5 Suy giảm ham muốn tình dục
Những người bị trĩ khi quan hệ với bạn tình sẽ làm áp lực ở hậu môn tăng lên gây ra cảm giác đau đớn, đặc biệt là đối với trường hợp quan hệ qua đường hậu môn. Lâu dần sẽ khiến người bệnh trở nên e ngại, tự ti hoặc né tránh việc quan hệ. Từ đó, chất lượng đời sống tình dục của họ sẽ bị giảm sút, ham muốn cũng không còn.
4.6 Gây nhiễm khuẩn
Các búi trĩ xuất hiện ở hậu môn khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn đồng thời đây cũng là một môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh. Nếu người bệnh vệ sinh không sạch sẽ và đúng cách thì những vi khuẩn này sẽ phát triển nhanh chóng. Chúng sẽ xâm lấn vào các cơ quan tổ chức trong cơ thể gây rối loạn đường tiêu hóa, gây ra các ổ viêm nhiễm rất nguy hiểm cho bệnh nhân như viêm bạch mạch.
4.7 Gây bội nhiễm
Các búi trĩ có xu hướng bị bội nhiễm khi nó nằm ngoài ống hậu môn quá lâu. Triệu chứng sa trĩ hay kèm theo việc đi đại tiện ra máu. Đây là điều kiện rất tốt cho các loài vi khuẩn ở vùng hậu môn, phân và nước tiểu cư trú lây lan viêm nhiễm làm người bệnh đau nhức, khó chịu, đời sống bị ảnh hưởng.
4.8 Gây tắc mạch
Do búi trĩ là các đoạn tĩnh mạch bị tổn thương và xung huyết nên khi ở quá xa hậu môn chúng gây ra hiện tượng đông và tụ máu bởi hoạt động co thắt không bình thường của cơ vòng hậu môn. Do đó mà hiện tượng tắc mạch xảy ra, trong trường hợp này bệnh nhân cần phải tiến hành mổ hoặc cắt bỏ các búi trĩ nhằm giải phóng khối huyết đông tích tụ lại.
4.9 Gây sa hậu môn
Khi người bị bệnh trĩ quá lâu các búi trĩ sẽ ngày một phát triển về kích thước. Ở mức độ nặng chúng sẽ không còn ở hậu môn nữa mà lòi ra ngoài gây sa hậu môn. Trong trường hợp này người bệnh sẽ bị đau, đứng ngồi không yên, tạo ra những rắc rối không đáng có trong cuộc sống hàng ngày. Công việc từ đó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, đời sống sinh hoạt cũng gặp khó khăn.
4.10 Gây viêm ngứa và đau rát hậu môn
Trĩ để lâu ngày thì sẽ tiết ra rất nhiều dịch nhầy. Điều này làm hậu môn lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt không được khô ráo. Tại đây các vi sinh vật gây bệnh sẽ tấn công trú ngụ tại đó gây viêm ngứa ở hậu môn. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ấy khiến người bệnh phải dùng tay gãi, tuy nhiên việc làm này lại khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn gây xước và khi ngồi sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu.
5, Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ
Y học cổ truyền và y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Tùy theo mức độ tình trạng của bệnh mà người ta áp dụng những cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh trĩ chúng tôi đề cập đến để bạn tham khảo.
5.1 Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tây y
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ thì phương pháp điều trị bằng thuốc tây y thường hay được chỉ định áp dụng.
Dạng thuốc điều trị bệnh trĩ hay dùng là thuốc đặt, thuốc uống hoặc thuốc bôi trực tiếp vào hậu môn. Đây đều là những loại thuốc kháng sinh nên chúng có tác dụng nhanh giúp các triệu chứng suy giảm đáng kể.
Tuy nhiên khi dùng thuốc tây y bạn cần phải lưu ý là tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Thực hiện đúng sẽ giúp hạn chế được những tác dụng phụ mà thuốc mang lại cũng như đạt hiệu quả cao trong điều trị.

5.2 Điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc đông y
Phương pháp điều trị bằng đông y hiện cũng đang được nhiều người áp dụng. Tuy thời gian điều trị lâu hơn dùng thuốc tây nhưng hiệu quả mà nó mang lại rất tốt. Các bài thuốc đông y có thể chữa được trĩ tận gốc mà không gây tái lại.
5.3 Điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian kết hợp với các cây cỏ, hoa lá trong tự nhiên để điều trị trĩ cấp độ nhẹ cũng rất hiệu quả. Đây đều là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên độ an toàn và lành tính cũng rất cao. Những bài thuốc này đã được người xưa áp dụng và truyền lại cho thế hệ sau.
5.4 Sử dụng các thủ thuật ngoại khoa trong điều trị bệnh trĩ
Các thủ thuật ngoại khoa hay dùng để chữa trĩ đó là:
- Chích xơ búi trĩ: Phương pháp này được áp dụng nhằm giảm lượng máu chảy ra từ búi trĩ, tạo mô sẹo để búi trĩ teo nhỏ lại.Thủ thuật của chích xơ búi trĩ là tiêm thuốc gây xơ vào gốc búi trĩ.
- Thắt trĩ bằng vòng cao su: Cách này cũng áp dụng dựa theo nguyên tắc ngăn ngừa máu tới các búi trĩ, từ đó các búi trĩ không có chất dinh dưỡng và sẽ teo lại rồi rụng đi.
- Cắt trĩ bằng laser: Phương pháp này không sử dụng dao mổ hay dao điện mà dùng laser CO2 hoặc ND để loại bỏ búi trĩ.
- Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp phẫu thuật là phương pháp cắt trĩ Longo hoặc phương pháp cắt trĩ HCPT II.
Xem thêm:
Bệnh trĩ ở bà bầu là gì? Các phương pháp chữa trĩ cho bà bầu tại nhà