Hiện nay, trĩ không còn là một bệnh lý xa lạ với mọi người, tỷ lệ số người mắc bệnh này ở nước ta ngày càng nhiều. Như bất kỳ một loại bệnh lý nào khác, trĩ cũng mang tới nhiều tác hại cho người bệnh. Trong bài viết này Hemono sẽ giúp bạn tìm hiểu về các tác hại của bệnh trĩ nhé.

1. Một vài nét về bệnh trĩ
Định nghĩa: trĩ là một bệnh lý phổ biến do bất thường tĩnh mạch hậu môn trực tràng. ở những bệnh nhân bị trĩ, các búi tĩnh mạch trĩ bị căng giãn quá mức làm cho lòng trực tràng bị thu hẹp, lâu dần sẽ tạo thành các búi trĩ có thể lồi ra bên ngoài ống hậu môn.
Dựa vào vị trí tương quan của búi trĩ với đường lược người ta chia trĩ thành hai loại là trĩ nội (chân búi trĩ nằm bên trên đường lược) và trĩ ngoại (chân búi trĩ nằm bên dưới đường lược). Tùy vào bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp sẽ có những biểu hiện và tác hại khác nhau.
Triệu chứng chính của bệnh trĩ là: chảy máu đỏ tươi khi đi đại tiện, đau rát khi đi đại tiện, có khối trĩ sa lồi ra bên ngoài hậu môn, thường xuyên bị táo bón, khuẩn phân khác thường,… tình trạng trĩ chảy máu kéo dài có thể gây nên tình trạng thiếu máu, nhiễm khuẩn,…
Bệnh trĩ có thể can thiệp điều trị nội khoa hay ngoại khoa tùy từng trường hợp. Tuy nhiên sau điều trị khả năng tái phát bệnh trĩ cũng khá cao. Do đó việc chăm sóc và tạo thói quen hợp lý sau điều trị có vai trò vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh trĩ.
2. Các tác hại của bệnh trĩ là gì?
Trĩ có nhiều tác hại với các mức độ khác nhau. Dưới đây là những tác hại chính phổ biến của bệnh trĩ mà mọi người cần chú ý:
- Tình trạng thiếu máu: như đã đề cập ở trên, biểu hiện thường gặp nhất của bệnh trĩ chính là tình trạng đại tiện ra máu. Máu mất sau mỗi lần đại tiện tuy không nhiều nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì đây trở thành một vấn đề đáng lo. Lượng máu mất nhiều gây nên tình trạng thiếu máu kéo dài cưới các biểu hiện như thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, người xanh xao… Thậm chí nhiều trường hợp bệnh nhân bị mất máu cấp sẽ có thể bị choáng, có thể phải truyền máu cho bệnh nhân.
- Nhiễm khuẩn vùng hậu môn trực tràng: hậu môn trực tràng là một khu vực rất thuận tiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Khi bị trĩ, bệnh nhân đại tiện dễ gây nên tình trạng xây xát và bội nhiễm. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị biến chứng áp xe hậu môn thì tình trạng nhiễm khuẩn lại càng nghiêm trọng hơn. Nặng nhất là vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nên tình trạng nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
- Búi trĩ bị nghẹt: ở những bệnh nhân bị trĩ mức độ 2,3 thì búi trĩ đã bị sa lồi ra bên ngoài ống hậu môn. Nếu búi trĩ lòi ra ngoài quá to sẽ khó khăn trong việc co vào lại ống trực tràng. Khi đó nếu cơ thắt hậu môn thắt mạnh lại sẽ làm cho búi trĩ bị nghẹt ở bên ngoài. Khi bị nghẹt, động mạch trĩ vẫn cung cấp máu tới búi trĩ còn tĩnh mạch trĩ lại không thể bơm máu trở lại. Lâu dần các búi trĩ sẽ to hơn và dễ bị nghẹt nặng hơn. Khi búi trĩ bị nghẹt, bệnh nhân sẽ đau dữ dội nhiều lần mỗi khi cơ vòng hậu môn co thắt.
- Tắc mạch trĩ: là tình trạng mà bên trong lòng tĩnh mạch trĩ xuất hiện cục máu đông gây tắc. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau liên tục vùng hậu môn. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây tắc mạch ở vị trí tĩnh mạch khác gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
- Viêm nhiễm phụ khoa: ở phụ nữ cấu tạo bộ phận sinh dục ngay sát ống hậu môn. Do đó ở những bệnh nhân bị trĩ mà không vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ gây nhiễm khuẩn vùng âm đạo âm hộ của bệnh nhân.
- Viêm da hậu môn: búi trĩ sa ra ngoài rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi búi trĩ nhiễm khuẩn ở bên ngoài ống hậu môn thì gây ảnh hưởng đến da vùng xung quanh đó, gây viêm da, nhiễm khuẩn da vùng đó rất khó điều trị.
3. Cách phòng tránh bệnh trĩ
- Chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước: Ăn nhiều trái cây, rau củ quả, uống nhiều nước mỗi ngày để bổ sung chất xơ giúp làm mềm phân và đi ngoài dễ dàng hơn; hạn chế ăn các món cay, nóng.
- Chế độ sinh hoạt: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn, tránh ngồi lâu một chỗ, đặc biệt là ngồi lâu trên bồn cầu.
- Thay đổi thói quen: Tránh nhịn đi vệ sinh, không rặn mạnh khi đi ngoài do có thể tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch vùng trực tràng.
Trên đây là một số thông tin về tác hại của bệnh trĩ. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này và tác hại nguy hiểm của nó. Từ đó có các cách phòng tránh phù hợp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
Bệnh trĩ giai đoạn đầu là gì? Hình ảnh, cách nhận biết và cách điều trị
Sa trực tràng là gì, có khác trĩ không? Nguyên nhân, cách phòng ngừa
Nên dùng sản phẩm nào để bôi trĩ khi mới bị vậy?
Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo nhé: Hemono Gel, Cotripro Gel, An Trĩ Vương
Nên dùng sản phẩm nào để bôi trĩ khi mới bị vậy?
Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo nhé: Hemono Gel, Cotripro Gel, An Trĩ Vương