Ở nước ta hiện nay, trĩ là một căn bệnh khá phổ biến. Nhiều người mắc bệnh trĩ nhưng vẫn hoang mang không biết nên điều trị như thế nào và chăm soc ra sao. Để giúp mọi người rõ hơn về vấn đề này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Hemono về phác đồ điều trị bệnh trĩ nhé.

1. Tổng quan về bệnh trĩ
Định nghĩa: trĩ là một bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng. Trĩ xảy ra khi các búi tĩnh mạch vùng này (tĩnh mạch trĩ) bị giãn quá mức tạo thành các khối sa lồi, gây hẹp lòng hậu môn hoặc trực tràng, từ đó gây nên nhiều triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trĩ được coi là một bệnh lý lành tính không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân và các phương pháp điều trị cũng khá đơn giản, hiệu quả.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ: cho tới nay người ta vẫn chưa thể xác định được rõ ràng nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ khiến cho nhiều người hay gặp bệnh trĩ hơn như:
- Những người thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón kéo dài.
- Những người đã hoặc đang mắc bệnh lỵ.
- Những người bị tăng áp lực phía bên trong ổ bụng như trong các trường hợp: ho nhiều, phụ nữ đang có thai, những người làm công việc khuân vác nặng, ngồi văn phòng cả ngày,…
- Những người có tiền sử bị khối u vùng hậu môn trực tràng hoặc khu vực tầng sinh môn.
- Những người có chế độ ăn thiếu rau xanh và nước, thừa chất béo, dầu mỡ.
Phân loại bệnh trĩ: hiện nay có rất nhiều cách phân loại bệnh trĩ khác nhau. Để thuận tiện cho việc chẩn đoán, tiên lượng và điều trị người ta thường phân loại trĩ thành các loại như sau:
- Trĩ nội: là những trường hợp có chân búi trĩ nằm phía trên so với đường lược.
- Trĩ ngoại: là những trường hợp có chân búi trĩ nằm phía dưới so với đường lược.
- Trĩ hỗn hợp: là những bệnh nhân có kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại. Trường hợp này việc chẩn đoán và điều trị sẽ phức tạp hơn.
Các mức độ của bệnh trĩ:
- Trĩ độ I: trĩ mức độ nhẹ, búi trĩ chưa ảnh hưởng nhiều tới đường kính lòng hậu môn.
- Trĩ độ II: búi trĩ đã tăng kích thước và có thể bị sa ra ngoài khi bệnh nhân gắng sức, rặn hay vận động mạnh, tuy nhiên sau đó khi nghỉ ngơi thì búi trĩ sẽ tự co lên được.
- Trĩ độ III: búi trĩ sẽ bị sa ra ngoài khi bệnh nhân gắng sức, làm việc nặng. Trong trường hợp này, búi trĩ sẽ không tự co lên được mà bệnh nhân phải dùng tay đẩy búi trĩ mới co lên.
- Trĩ độ IV: búi trĩ thường xuyên bị sa ra ngoài lỗ hậu môn cho dù bệnh nhân không gắng sức, và búi trĩ cũng không co lên được kể cả khi bệnh nhân dùng tay đẩy.
Biển hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh trĩ: bệnh trĩ được coi là một trong những bệnh dễ chẩn đoán vì có những triệu chứng điển hình như: đi ngoài ra máu đỏ tươi, có búi trĩ sa lồi ra ngoài, đau vùng hậu môn khi đi đại tiện, táo bón kéo dài,…

2. Phác đồ điều trị bệnh trĩ
Phác đồ điều trị bệnh trĩ ở nước ta hiện nay dựa vào phác đồ điều trị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Tại mỗi cơ sở y tế lại có những cách điều trị riêng biệt cụ thể khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ nói đến các điểm chung của phác đồ điều trị bệnh trĩ.
2.1. Nguyên tắc chung khi điều trị bệnh trĩ:
- Không chủ động thực hiện điều trị các trường hợp bị trĩ triệu chứng, trừ khi bệnh nhân có biến chứng nguy hiểm.
- Tiến hành điều trị cải thiện các vấn đề về đi ngoài của bệnh nhân trước khi điều trị bệnh trĩ.
- Phải lựa chọn những phương pháp phẫu thuật hoặc điều trị thích hợp tùy thuộc và từng bệnh nhân cụ thể, nguyện vọng cũng như phụ thuộc vào từng mức độ của bệnh.
- Ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị ít xâm lấn trước.
- Nếu có những tổn thương phối hợp đi kèm thì nên ưu tiên điều trị cùng lúc.
- Tránh gây nên các biến chứng nặng hơn cho bệnh nhân.
2.2. Phác đồ cụ thể điều trị bệnh trĩ:
Dựa vào mức độ của bệnh mà có các phương pháp điều trị cụ thể như sau:
Trĩ nội độ I: ưu tiên phương pháp điều trị nội khoa: củng cố và tăng sức bền thành mạch: diosmin kết hợp với hesperidin (một số biệt dược thường gặp là Daflon, Ginkor Fort…), các loại thuốc nhuận tràng như Duphalac, Forlax, Sorbitol.
Trĩ nội độ II:
- Điều trị nội khoa: tương tự phác đồ của Trĩ độ I
- Có thể can thiệp một số thủ thuật như: thắt dây thun, tiêm xơ búi trĩ.
Trĩ nội độ III: ưu tiên phương pháp phẫu thuật Longo hoặc cắt từng búi trĩ.
Trĩ nội độ IV: tương tự như trĩ nội độ III
Trĩ ngoại: Điều trị nội khoa tương tự như trường hợp trĩ nội độ I,II, trĩ ngoại thường không cần phẫu thuật trừ khi có các biến chứng nguy hiểm.
Trĩ hỗn hợp: phải phẫu thuật cắt từng búi trĩ.

3. Cách phòng bệnh trĩ
- Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày thông qua các loại rau, củ, quả,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay bằng nước ép, sinh tố hoa quả thay cho nước lọc.
- Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ hằng ngày, không nhịn đi đại tiện.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Nên thay đổi tư thế thường xuyên khi làm các công việc cần gắng sức nhiều hay ngồi hoặc đứng quá lâu.
Trên đây là một số thông tin về phác đồ điều trị bệnh trĩ để các bạn tham khảo thêm, hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích cho các bạn. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết khác dưới đây:
[TỔNG HỢP] Các phương pháp phẫu thuật và kinh nghiệm cắt trĩ
[Tổng hợp] Bệnh viện, phòng khám chữa bệnh trĩ uy tín, tốt nhất cả nước