Đau rát hậu môn là một căn bệnh phổ biến ngày nay, tuy nhiên rất nhiều người ngại việc chữa trị vì nó là bệnh ở vùng kín. Thói quen để kệ bệnh tiến triển không điều trị là nguyên nhân thúc đẩy bệnh thêm nặng hơn và gây ra những hậu quả đáng tiếc. Bài viết sau đây của Hemono sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh bệnh đau rát hậu môn nhé.

1. Nguyên nhân gây ra đau rát hậu môn
- Đau rát hậu môn do táo bón:
Khi xảy ra tình trạng táo bón phân thường có kích thước lớn và cứng khiến người bệnh phải mất một thời gian khá dài trong nhà vệ sinh dùng sức rặn mạnh để tống phân ra bên ngoài. Nguyên nhân ngồi lâu và dùng lực mạnh khiến phân cọ xát với tĩnh mạch ở hậu môn, khiến hậu môn đau rát có khi còn kèm theo chảy máu.
- Đau rát hậu môn do bệnh trĩ:
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn của bệnh nhân mắc trĩ bị sưng lên, búi trĩ bị sa xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài hậu môn gây ra tình trạng đau rát hậu môn. Theo thống kê y tế có đến hơn nửa bệnh nhân mắc bệnh trĩ là những người trên 50 tuổi. Người bệnh có thể bị sưng tĩnh mạch ở hậu môn thường xuyên hơn khi dùng sức co thắt hậu môn hoặc khi đi đại tiện. Ngoài tình trạng đau rát hậu môn, bệnh nhân còn kèm theo triệu chứng ngứa, chảy máu, sưng quanh lỗ hậu môn.
- Bị đau do nứt kẽ hậu môn:
Nứt kẽ hậu môn là một vết rách thẳng, kích thước nhỏ nhưng lại gây ra cảm giác đau mạnh. Tương tự như tình trạng sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn xuất hiện sau tình trạng táo bón kéo dài hay những lần sinh em bé. Một số triệu chứng kèm theo như: đại tiện ra máu, đau rát, nhức vùng hậu môn.
- Đau vùng hậu môn do co thắt cơ trực tràng:
Tương tự như các cơ ở vị trí khác trong cơ thể thì cơ ở trực tràng hậu môn cũng xảy ra tình trạng co thắt. Cơn đau co thắt này có thể xảy ra trong khoảng thời gian là một đến vài phút. Tình trạng co thắt này xảy ra có thể do quan hệ bằng đường hậu môn, táo bón và nhu động ruột bị kích thích, đôi khi còn không tìm ra nguyên nhân gây co thắt.
- Đau rát hậu môn do các bệnh lây lan qua đường tình dục:
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau rát hậu môn, kèm theo một số triệu chứng khác như: ngứa, chảy máu kèm mủ ở hậu môn. Khi có một số biểu hiện trên, bạn nên nghi ngờ ngay tới các bệnh như: herpes sinh dục, chlamydia, sùi mào gà, mụn cóc sinh dục.
- Quan hệ cửa sau gây đau rát hậu môn:
Vùng niêm mạc ở hậu môn khá nhạy cảm, trong quá trình quan hệ tình dục có thể cọ sát và trầy xước gây nên cảm giác đau rát.
- Đau rát hậu môn do áp xe trực tràng:
Vùng niêm mạc hậu môn và vùng da xung quanh hậu môn của người bệnh xuất hiện các ổ mủ do nhiễm trùng cấp tính, do một va chạm nhẹ hay tự động thì ổ mủ sẽ vỡ ra gây nên các biến chứng rò hậu môn kèm theo tình trạng chảy máu, chảy mủ sưng nề, sốt do nhiễm trùng, đi tiểu đau.
- Vùng hậu môn đau do viêm niêm mạc trực tràng:
Bệnh viêm niêm mạc trực tràng được hình thành từ bệnh đường ruột kèm theo là triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau do phản ứng viêm. Ngoài ra còn có những biểu hiện khác bao gồm: bệnh tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đau tức bên trong trực tràng.
- Ung thư hậu môn và trực tràng:
Ung thư gây đau rát vùng hậu môn, tuy là vậy nhưng hầu hết cơn đau không phải dấu hiệu của ung thư hậu môn và trực tràng. Bạn có thể suy đoán chính xác ra nó kèm theo các triệu chứng sau đây: thói quen đại tiện bị đảo lộn, phân có lẫn máu, cơn đau trực tràng mạnh hơn và kéo dài sau đó thì không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân sút cân đột ngột.
2. Đau rát hậu môn có phải dấu hiệu của bệnh trĩ hay không?
Đau hậu môn là triệu chứng thường gặp do các bệnh lý vùng hậu môn gây ra như ung thư hậu môn trực tràng, viêm loét trực tràng, hiện tượng nứt kẽ hậu môn… Nhiều khi triệu chứng đau rát hậu môn cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh trĩ.
Khi bệnh nhân mắc các bệnh cảnh khác nhau ở vùng hậu môn thì tính chất của cơn đau cũng sẽ khác nhau, có thể là đau quặn từng cơ hoặc là đau âm ỉ, thậm chí có hoặc không chảy máu ở hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Bệnh nhân cũng có thể kèm theo triệu chứng sưng nề niêm mạc hậu môn, xuất hiện khối u hay vết loét bất thường quanh vùng trực tràng hậu môn.
Tình trạng đau hậu môn của người bệnh có thể xảy ra khi:
- Đau liên tục không liên quan tới việc đại tiện.
- Đau khi lau rửa vùng hậu môn.
- Đau hậu môn khi ngồi và khi đi đại tiện.
- Đau thành từng cơn với cấp độ dữ dội.

Hầu hết bệnh nhân khi có triệu chứng đau rát vùng hậu môn đều nghĩ đến ngay bệnh trĩ. Từ trước tới nay bệnh trĩ được xem như là nỗi ám ảnh lớn cho người bệnh. Tuy đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng lại mang đến cảm giác rất khó chịu và gây không ít phiền toái cho người bệnh. Một biến chứng khá nặng nề của bệnh nhân mắc trĩ đó là thiếu máu mạn tính, bệnh âm thầm và dấu hiệu không rõ ràng.
Bệnh trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị sa giãn quá mức dẫn tới hiện tượng đau và sưng phồng lên. Tình trạng phình và căng giãn quá mức của các búi tĩnh mạch trực tràng gây nên hiện tượng đau vùng hậu môn, khi đi đại tiện có thể ra máu nhỏ giọt, có khi máu bắn thành tia theo độ tổn thương của tĩnh mạch.
Dấu hiệu của bệnh trĩ bao gồm những triệu chứng sau đây: đi đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn, táo bón lâu ngày không khỏi, soi hậu môn thấy tĩnh mạch căng giãn thành cục thịt thừa. Vị trí xuất hiện búi trĩ sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
3. Điều trị đau rát hậu môn như thế nào?
Khi thấy những triệu chứng bất thường tại vùng hậu môn, điều trước tiên bạn cần làm đó là đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phương pháp điều trị riêng cho từng bệnh nhân để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
3.1. Sử dụng thuốc để điều trị đau rát hậu môn
Khi xuất hiện cơn đau rát hậu môn cấp, người bệnh sẽ được bác sĩ kê cho một số thuốc giảm đau như:
- Nhóm thuốc giảm đau phong bế thần kinh giúp cắt cơn đau rát ngay lập tức. Cơ chế giảm đau của các loại thuốc này là ngăn chặn các đầu mút dây thần kinh ở hậu môn và trực tràng truyền cảm giác đau về thần kinh trung ương.
- Các thuốc làm giãn cơ vòng hậu môn, giảm co thắt, các tổ chức vì thế mà không bị chèn ép, làm mất bớt cảm giác đau. Thuốc sẽ xuất hiện tác dụng trong vòng 20 phút sau khi dùng.
- Nhóm thuốc chống viêm: ngăn chặn sự viêm nhiễm sưng nề, giảm sự viêm loét ở tổ chức bị tổn thương. Loại trĩ này vừa có thể ngăn ngừa trĩ tái phát, vừa có tác dụng giảm đau gián tiếp.
- Ngoài việc dùng thuốc uống, thì thuốc thoa chống bệnh trĩ cũng được dùng rất phổ biến và mang lại hiệu quả rõ rệt. Thuốc bôi có thể bôi cả bên trong và bên ngoài hậu môn, có tác dụng chống viêm, xoa dịu vùng da bị nóng rát, giảm sự sưng phồng của các búi trĩ.
3.2. Thay đổi lối sống để điều trị và ngăn ngừa đau rát hậu môn
Ngoài những phương pháp điều trị bệnh thì các bạn cũng nên áp dụng những phương pháp sau đây tại nhà để hiệu quả điều trị bệnh là tối ưu và giảm thiểu được những cảm giác khó chịu nhé:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
- Nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày, nếu sợ quên thì khi làm việc, học tập hãy để cốc nước bên cạnh.
- Chế độ ăn cần có đầy đủ rau củ, ngũ cốc giàu chất xơ, thay những đồ ăn vặt nhanh thường ngày bằng trái cây, nước ép hoa quả. Việc làm này vừa cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng vừa bổ sung lượng chất xơ lớn cho cơ thể.
- Tránh xa đồ chiên rán, dầu mỡ, thức ăn cay nóng, hạt chế cho ớt vào đồ ăn.
- Không nên sử dụng rượu bia, cafe, thuốc lá, chất kích thích khác bởi những chất này sẽ gây ra tình trạng táo bón, lượng phân rắn cứng đi qua hậu môn càng làm tình trạng đau rát hậu môn nặng thêm.
Vệ sinh hậu môn đúng cách:
Người bị đau rát hậu môn phải luôn giữ cho khu vực này thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, hãy vệ sinh thật sạch vùng hậu môn, nhất là sau mỗi lần đi đại tiện xong. Bạn không nên sử dụng xà phòng có tính kích ứng hay có mùi quá nồng, chỉ nên dùng nước ấm rửa sạch sẽ vùng hậu môn. Bên cạnh đó, bạn hãy lựa chọn những loại đồ lót rộng rãi, chất liệu mềm mại thấm hút mồ hôi để tránh tình trạng vùng hậu môn bị ẩm ướt và giảm độ cọ xát.
Vận động nhiều hơn:
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra bệnh trĩ là do bệnh nhân ngồi lâu không vận động, có thể do tính chất công việc phải ngồi bàn giấy nhiều hoặc thói quen mỗi ngày. Nhưng dù lý do là gì thì bạn cũng không nên ngồi quá lâu một chỗ, hãy chăm vận động thường xuyên hơn để cải thiện tình trạng đau rát hậu môn nhé. Dành ra 30 phút mỗi ngày để tập môn thể dục bạn yêu thích như cầu lông, chạy bộ, đi bộ, nhưng cũng không nên tập luyện thể lực quá sức vì làm vậy sẽ tăng áp lực tĩnh mạch vùng hậu môn.
Đại tiện đúng giờ:
Thời điểm tốt nhất để bạn đi vệ sinh trong ngày là buổi sáng sớm, hãy tập luyện thói quen này ngay bây giờ để cải thiện tình trạng táo bón được cải thiện sớm. Không những thế các chất thải được tống ra ngoài một cách nhanh chóng sẽ giảm nhanh chứng ngứa ngáy và đau rát hậu môn.
4. Giảm đau rát hậu môn bằng Hemono Gel:
Hemono Gel là sản phẩm chất lượng cao để phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn và trĩ nội, ngoại. Sản phẩm được bào chế và sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn sản xuất tốt của Công ty TNHH Dược phẩm xanh ĐT. Thành phần của Hemono Gel được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, mang lại hiệu quả cao và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ: hemoclin từ thảo dược tự nhiên, phức hợp 2QR được chiết xuất từ cây lô hội, xanthan gum, betaine, laureth – 9, PEG – 8.

Cơ chế tác dụng của gel là ngăn không cho vi khuẩn bám dính vào tế bào và niêm mạc, do đó chúng không thể phân chia và phát triển. Nhờ đó, Hemono Gel có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình làm lành nhanh chóng, tránh tình trạng nứt hậu môn, viêm tái phát. Sản phẩm có tác dụng giữ ấm, bôi trơn, không kích ứng niêm mạc hậu môn, không gây ra tác dụng phụ, giảm đau, giảm ngứa và đặc biệt là gây tê tại chỗ.
Chỉ định của Hemono Gel: Sản phẩm được sử dụng để phòng ngừa bệnh trĩ bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại kèm theo chứng nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, Hemono Gel cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó chịu ở hậu môn như: bỏng rát, ngứa, nhạy cảm…
Cách điều trị cũng như phòng ngừa đau rát hậu môn không phải là quá khó, khi gặp một trong các triệu chứng trên bạn nên tới thăm khám bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp điều trị thuốc với những phương pháp điều trị và phòng ngừa đau rát hậu môn ngay tại nhà để đạt hiệu quả tối ưu nhé.
Xem thêm:
Mình mua Hemono Gel được ở đâu vậy?
Bạn có thể mua tại nhà thuốc, quầy thuốc nhé.