Top 6 bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả tại nhà

Các bài tập chữa trĩ là một trong những phương pháp được mọi người quan tâm hàng đầu hiện nay. Sở dĩ như vậy là do nó khá đơn giản, dễ áp dụng với tất cả mọi người mà hiệu quả mang đến lại vô cùng vi diệu. Vậy có những bài tập chữa trĩ nào? Lợi ích của chúng ra sao? Có lưu ý gì hay không?…Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bài tập chữa bệnh trĩ
Bài tập chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh liên quan đến các vấn đề bất thường của cả một hệ thống mạch máu, từ tiểu động mạch, tĩnh mạch đến cơ trơn và các mô liên kết của ống hậu môn. Nó là hệ quả trực tiếp của tình trạng tăng áp lực mao mạch quá mức, từ đó dẫn đến giãn nở mạch máu, ứ máu ở các mao mạch trực tràng và xung quanh hậu môn.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh trĩ, có thể là trực tiếp gây bệnh, cũng có thể là những nguyên do tác động gián tiếp. Tuy nhiên, một số nguyên nhân dưới đây thường xuyên gặp nhất ở các bệnh nhân bị trĩ:

Đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế: Do tính chất của công việc, nhiều người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian rất dài. Điều này khiến cho toàn bộ áp lực mạch máu bị dồn nén xuống vùng hậu môn – trực tràng. Từ đó, dẫn đến máu không thể lưu thông được, bị ứ tắc lại, làm cho các tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức. Hậu quả của tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Như vậy những nhân viên văn phòng, thợ may, người lái xe,…sẽ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị trĩ hơn so với nhóm người làm công việc khác.

Táo bón kinh niên: Những người thường xuyên bị táo bón trong thời gian dài sẽ gặp khá nhiều  khó khăn mỗi khi đi đại tiện. Táo bón làm người bệnh phải dùng nhiều sức khi đi vệ sinh. Điều này đã tác động trực tiếp đến các tĩnh mạch, thành ruột, làm cho các hệ thống này bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó, áp lực vùng hậu môn – trực tràng phải chịu đựng là rất lớn, lâu ngày sẽ hình thành bệnh trĩ.

Mỗi ngày bổ sung nước rất ít cho cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh trĩ.Uống ít nước không những làm cho da bạn xấu đi, nhăn nheo, mà còn gián tiếp gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Nước không được cung cấp đầy đủ làm cho sự tái hấp thu cũng như đào thải ra ngoài là không đáng kể. Điều  này dẫn tới hoạt động co bóp của hậu môn bị suy giảm, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ. Vì vậy, để có sức khỏe tốt, nhan sắc thăng hạng, bạn hãy uống nước đầy đủ mỗi ngày nhé.

Thường xuyên phải làm việc nặng cũng có thể dẫn đến hình thành bệnh trĩ.

Ngoài ra, chế độ ăn không hợp lí cũng là nguyên nhân gây trĩ. Những người không bổ sung đủ chất xơ trong bữa ăn, thường xuyên ăn những thực phẩm cay, nóng, đồ uống có cồn sẽ có nguy cơ cao bị trĩ hơn những người có chế độ ăn khoa học. Vì vậy, để hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh, hãy ăn uống hợp lí. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, kiêng rượu bia tuyệt đối, hạn chế tối đa đồ ăn vặt, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Bên cạnh đó, chế độ vận động, nghỉ ngơi cũng tác động đáng kể đến quá trình hình thành búi trĩ. Lười vận động, ít di chuyển làm cho cơ thể nặng nề, các cơ quan không được cung cấp máu đầy đủ, cơ thắt và các mô liên kết xung quanh hậu môn suy yếu, hoạt động bất thường. Tình trạng này nếu kéo dài trong một thời gian sẽ gây ra bệnh trĩ.

Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nào của bệnh trĩ, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Tìm hiểu kĩ, phát hiện nguyên nhân gây bệnh để điều trị bệnh hiệu quả và triệt để nhất.

Lợi ích của tập thể dục trong chữa bệnh trĩ

Dưới đây là một vài lợi ích nổi bật mà tập thể dục mang đến cho những bệnh nhân bị bệnh trĩ:

Tập thể dục giúp hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động, máu lưu thông tốt hơn. Các cơ quan sẽ được cung cấp máu đầy đủ, giảm thiểu tình trạng ứ trệ tuần hoàn, từ đó ngăn ngừa sa búi trĩ, hạn chế đối đa hiện tượng sung huyết tại búi trĩ.

Ngăn ngừa tình trạng táo bón ( nguyên nhân hàng đầu hình thành bệnh trĩ). Khi tập luyện thể dục khoa học, đều đặn sẽ làm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của nhu động ruột, cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Từ đó ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên vùng hậu môn mỗi khi người bệnh đi vệ sinh và giảm thiểu các tổn thương nơi búi trĩ.

Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn giúp cải thiện chức năng cơ thắt hậu môn, cơ thắt có độ đàn hồi tốt hơn, phản ứng nhạy hơn, từ đó, ngăn cản trĩ tiến triển vào cấp độ nặng.

6 bài tập chữa bệnh trĩ

Đi bộ giúp cải thiện bệnh trĩ

Đi bộ giúp cải thiện bệnh trĩ
Đi bộ giúp cải thiện bệnh trĩ

Đi bộ là phương pháp cải thiện sa búi trĩ đơn giản nhất. Đi bộ không chỉ giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, mà còn giúp trĩ không bị lòi ra ngoài. Từ đó, ngăn ngừa các cơn đau hậu môn, hạn chế tối đa hiện tượng sung huyết của búi trĩ, và giúp tăng cường khả năng hấp thu các dược chất chữa trĩ mà bạn đang dùng. Ngoài ra, đi bộ cũng giúp cơ thể linh hoạt hơn, tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường.

Để đạt được tác dụng hiệu quả nhất trong cải thiện bệnh trĩ, bạn cần thực hiện theo cách thức dưới đây:

  • Đầu tiên, bạn hãy đứng thẳng người, thả lỏng cơ thể.
  • Tiếp theo, bạn hãy buông lỏng hai tay thuận theo chiều của cơ thể, bàn tay nắm hờ lại, cơ hàm hơi khép nhẹ.
  • Bước một chân lên trước, khi các ngón chân vừa chạm xuống đất, bạn hãy bắt đầu co thót cơ hậu môn. Thực hiện liên tục đồng thời cả hai hành động trên trong 3 – 5 phút.
  • Sau đó, để cho vùng hậu môn thư giãn 1 – 2 phút, rồi lại thực hiện lần co thót tiếp theo với các động tác như trên.
  • Tiến hành tập luyện khoảng 30 phút mỗi lần.

Bạn cần kiên trì áp dụng biện pháp này với tần suất 2 lần mỗi ngày sáng và tối, để cảm nhận rõ sự cải thiện các triệu chứng trĩ trên cơ thể của bạn.

Bài tập co thắt hậu môn chữa bệnh trĩ

Bài tập co thắt hậu môn chữa bệnh trĩ
Bài tập co thắt hậu môn chữa bệnh trĩ

Bài tập co thắt hậu môn có tác dụng giúp cho cơ vòng hậu môn hoạt động hiệu quả hơn. Bài tập này có thể áp dụng với những bệnh nhân có búi trĩ sa ra ngoài, vì khi tập luyện co thắt hậu môn sẽ làm cho búi trĩ bị đẩy vào trong, từ đó cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh trĩ. Bạn có thể tiến hành bài tập này ở mọi tư thế, nằm, đứng hay thậm chí là ngồi đều được.

Cách tiến hành:

  • Bạn có thể chọn ngồi, đứng hoặc nằm tùy thích, rồi thực hiện thả lỏng cơ thể.
  • Tiếp theo, bạn hãy hít một hơi thật sâu, đồng thời kẹp đùi và mông lại.
  • Sau đó, tiến hành co thắt hậu môn ( hành động này tương tự như khi chúng ta nhịn đi đại tiện).
  • Song song với thực hiện co thắt hậu môn, bạn lấy lưỡi uốn nhẹ lên hàm trên.
  • Để nguyên tư thế này và nhịn thở trong khoảng thời gian 10 – 15 giây.
  • Cuối cùng, thả lỏng cơ thể rồi đưa cơ hậu môn cũng như lưỡi về trạng thái bình thường.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 bài tập. Và tần suất của mỗi bài tập luyện là 20 – 30 lần. Bạn có thể tiến hành liên tục hoặc nghỉ 20 giây giữa mỗi lần tập.
  • Khi lựa chọn áp dụng phương pháp này, bạn nên đi đại tiện trước khi tập luyện để tránh tình trạng khó chịu và đau rát vùng hậu môn.

Bài tập vùng bụng dưới giúp co búi trĩ

Bài tập vùng bụng dưới giúp co búi trĩ
Bài tập vùng bụng dưới giúp co búi trĩ

Bài tập này có tác dụng vô cùng hữu hiệu trong việc teo nhỏ búi trĩ và nâng cao chất lượng hoạt động cơ vùng hậu môn. Bên cạnh đó, bài tập vùng bụng dưới cũng tác động đến nhu động ruột, giúp ngăn ngừa thực trạng táo bón kinh niên của người bệnh. Từ đó, cải thiện các triệu chứng trĩ một cách tự nhiên, nhanh  chóng và hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Trước tiên, bạn hãy nằm lên giường và thả lỏng cơ thể. Tay chân duỗi thẳng xuôi theo phần thân.
  • Tập trung vào vùng bụng dưới ( hay còn được gọi là vùng đan điền).
  • Tiếp đến, bạn hít thở sâu, đồng thời co thót hậu môn và co bàn tay, các ngón chân hướng lên phía trên, và cắn chặt 2 hàm răng lại.
  • Giữ nguyên tư thế tập luyện trong thời gian 5 – 7 giây. Cuối cùng thở nhẹ nhàng và từ từ đưa các bộ phận trở về trạng thái bình thường.
  • Sau mỗi lần thực hiện như trên, bạn hãy thư giãn cơ thể trong 1 – 2 phút rồi tiếp tục các lần tập tiếp theo.
  • Để bài tập phát huy tác dụng tối ưu nhất, bạn hãy kiên trì thực hiện bài tập trong 15 – 20 phút.
  • Áp dụng biện pháp này đều đặn, liên tục trong ít nhất 30 ngày, để cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của búi trĩ.

Bài tập Kegel chữa bệnh trĩ

Bài tập Kegel chữa bệnh trĩ
Bài tập Kegel chữa bệnh trĩ

Bài tập Kegel để chữa trĩ được nghiên cứu và phát minh bởi bác sĩ Arnold Kegel. Đây là phương pháp tập luyện được mọi người áp dụng nhiều nhất hiện nay bởi những tác dụng vi diệu mà nó mang lại. Kegel là tập hợp của những bài tập khác nhau, mang lại sự lựa chọn phong phú để có được sự phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Dưới đây là 2 bài tập được nhiều người ưa thích lựa chọn:

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú:

  • Đầu tiên, bạn hãy ngồi xuống sàn và thả lỏng cơ thể.
  • Sau đó, bắt đầu co thắt cơ âm đạo ( hành động này tương tự như khi bạn đang cố nhịn đi vệ sinh hoặc đang đi vệ sinh thì dừng lại giữa chừng).
  • Giữ trong 5 – 10 giây rồi thả lỏng về trạng thái ban đầu.
  • Tiến hành liên tục từ 15 – 20 lần trong mỗi bài tập và đều đặn trong ít nhất một tuần. Nếu tuân thủ liệu trình như trên, không chỉ cải thiện, phòng tránh được bệnh trĩ mà còn giúp se khít âm đạo.

Đối với những bệnh nhân nam giới:

  • Trước hết, bạn phải xác định vị trí của cơ PC. Sau đó tiến hành động tác siết, giữ chặt, rồi thả cơ PC trong 5 giây. Tiếp theo, bạn hãy thả lỏng cơ thể và thư giãn trong 3 giây. Tập luyện lặp lại quá trình này từ 10 – 15 lần.
  • Lưu ý rằng nếu bạn thực hiện siết, giữ chặt cơ PC càng lâu thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao.

Mẹo chữa trĩ bằng bài tập nâng hậu môn

Mẹo chữa trĩ bằng bài tập nâng hậu môn
Mẹo chữa trĩ bằng bài tập nâng hậu môn

Bài tập này bao gồm tổ hợp của những động tác khá đơn giản và có thể tập luyện vào bất cứ khi nào bạn rảnh rỗi. Nó có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng rối loạn hoạt động đại tiện và giúp co thắt vùng hậu môn. Ngoài ra, bài tập nâng hậu môn còn giúp làm dịu cảm giác đau, bỏng rát xung quanh vùng hậu môn, cũng như giúp cho người bệnh đại tiện dễ dàng hơn.

Cách thực hiện :

  • Đầu tiên, bạn hãy ngồi xuống, ổn định tư thế, tay thả lỏng xuôi theo phần thân, cổ và lưng thẳng.
  • Tiếp theo, bạn đưa hai tay lên chống vào eo rồi từ từ đứng dậy. Song song với thao tác này, bạn hãy co thót nhẹ cơ hậu môn.
  • Giữ nguyên trạng thái này trong khoảng thời gian 5 – 10 giây.
  • Thực hiện liên tục các động tác như trên từ 15 – 20 lần. Có thể nghỉ tại chỗ trong 5 – 10 giây giữa các lần tập luyện.

Bài tập này thích hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, cả nam và nữ đều có thể thực hiện. Đặc biệt với những người làm việc phải ngồi nhiều ( như nhân viên văn phòng, thợ máy, người lái xe) thì các động tác trong bài tập giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của họ ( ngăn ngừa táo bón, hạn chế tối đa sự hình thành các bệnh lý ở trực tràng – hậu môn).

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ

Bài tập yoga chữa bệnh trĩ
Bài tập yoga chữa bệnh trĩ

Tập yoga để chữa bệnh trĩ có khá nhiều cách thức thực hiện với những tư thế đa dạng tương ứng. Tuy nhiên, bài tập yoga chữa trĩ ở tư thế con cá vẫn nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn cả.

Cách thực hiện :

  • Trước hết, bệnh nhân hãy nằm xuống sàn nhà, hai đầu gối thu lại và duỗi thẳng.
  • Tiếp theo, hãy di chuyển hai bàn tay đặt vào phía dưới phần mông, lòng bàn tay úp xuống sàn nhà.
  • Sau đó, bệnh nhân hãy hít vào nhẹ nhàng rồi từ từ nâng phần ngực và cổ lên. Cần chú ý rằng, vào thời điểm này, đỉnh đầu phải chạm vào được sàn nhà.
  • Duy trì tư thế, hít thở từ 3 – 5 lần rồi đưa trở về trạng thái ban đầu.
  • Nên tập luyện 20 – 30 lần trong mỗi bài tập để đạt được mục đích thực hiện.

Lưu ý khi thực hiện bài tập chữa bệnh trĩ

Khi thực hiện bài tập chữa bệnh trĩ bạn cần lưu ý một số điểm sau, để phát huy tốt nhất công dụng của chúng:

  • Các bài tập chữa bệnh trĩ chỉ đóng vai trò như một chất hiệp đồng, tức có nghĩa là nó chỉ hỗ trợ teo nhỏ búi trĩ và cải thiện các chức năng cơ vòng của hậu môn. Vì vậy, để trĩ được chữa dứt điểm, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và lựa chọn được phác đồ thuốc thích hợp nhất với bạn. Kết hợp sử dụng thuốc với các bài tập thể dục một cách hợp lí, khoa học sẽ mang lại hiệu quả điều trị gấp bội phần.
  • Kiên trì thực hiện các bài tập thường xuyên, đều đặn theo đúng liệu trình.
  • Song song với liệu trình điều trị, bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học, nhằm thúc đẩy thời gian phát huy tác dụng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cung cấp nước đầy đủ, bổ sung thêm cho cơ thể các vitamin và khoáng chất.
    Ăn nhiều rau xanh, trái cây
    Ăn nhiều rau xanh, trái cây
  • Tuân thủ thời gian tập luyện mỗi ngày cũng như tần suất thực hiện các bài tập cần đều đặn trong thời gian ít nhất 30 ngày.
  • Tìm hiểu kĩ nguyên nhân để có được phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ, nếu bạn bị trĩ do thói quen ngồi nhiều, lười vận động. Thì bạn hãy lựa chọn bài tập đi bộ, kết hợp với thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lí. Việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và cho phép của các dược sĩ, bác sĩ.
  • Theo dõi thường xuyên các phản ứng của cơ thể trong suốt quá trình tập luyện, để có phương hướng giải quyết kịp thời. Nếu búi trĩ có dấu hiệu bị nhiễm trùng, thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp các chuyên gia y tế để tránh các tương tác không mong muốn có thể xảy ra.

Một số câu hỏi thường gặp

Bệnh trĩ có nên tập Squat không?

Tập Squat là phương pháp được rất nhiều người ưa thích lựa chọn, không chỉ những đấng mày râu mà cả chị em phụ nữ cũng thường xuyên thực hiện các bài tập này. Tập Squat đều đặn sẽ mang lại cho bạn vóc dáng hoàn hảo, cơ bụng thon gọn, săn chắc, cũng như 3 vòng gợi cảm. Tuy nhiên, bài tập này không thích hợp dành cho những bệnh nhân bị bệnh trĩ. Bởi vì khi các bạn thực hiện các thao tác như gập bụng hay hạ trọng tâm cơ thể, thì vùng xương chậu, trực tràng phải chịu một áp lực khá lớn, khiến cho các tĩnh mạch trĩ giãn nở nặng hơn, trĩ tiến triển xấu đi.

Bệnh trĩ có hít đất được không?

Đối với những bệnh nhân bị bệnh trĩ, họ hoàn toàn có thể hít đất. Tuy nhiên, chỉ nên dừng lại ở mức phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh lí của họ. Tránh tập luyện quá sức, vì điều này sẽ làm cho áp lực ổ bụng tăng lên, áp lực này làm tăng lực đẩy xuống hậu môn tại nơi xuất hiện búi trĩ, làm trĩ tiến triển nặng hơn.

Trĩ tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại là một trong số ít bệnh khó chữa trị triệt để nhất. Sở dĩ như vậy, là do hầu hết các bệnh nhân đều phát hiện ở cấp độ nặng. Mọi người thường có tâm lí ngại ngùng khi nói đến căn bệnh này. Do vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu của trĩ nào hãy đến bệnh viện thăm khám và phối hợp thực hiện với các bài tập chữa trĩ ở trên, để tình trạng bệnh lí của bạn khỏi hẳn, không bị tái nhiễm nữa. Chúc các bạn có sức khỏe thật tốt.

Xem thêm: [Giải đáp] Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?

Ngày viết: