Chữa bệnh trĩ khi mang thai có lẽ là điều mà không ít mẹ bầu quan tâm. Để giải đáp những câu hỏi của các mẹ bầu đặt ra các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Hemono nhé.

1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay còn có tên gọi khác là bệnh lòi dom, là tình trạng các tĩnh mạch trực tràng liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh bị chèn ép khiến những tĩnh mạch trực tràng này giãn ra, viêm, sưng và phồng lên, sau cùng là tình trạng sa xuống. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy máu trực tràng.
Bệnh rất phổ biến và với tình trạng nhẹ có thể nhiều người không để ý và xem nhẹ, tuy nhiên biến chứng của nó gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe con người. Vì vậy mọi người cần kịp thời phát hiện và điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng sua này.
Hiện nay người ta dựa vào vị trí xuất hiện búi trí để phân loại, bao gồm: trĩ nội và trĩ ngoại
- Trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm bên trong hậu môn, không thể quan sát bằng mắt. Cũng chính vì vậy mà bệnh thường bị bỏ qua thời gian đầu và chỉ đến khi phình to, sa xuống ra bên ngoài hậu môn, tình trạng trở nên nặng hơn hoặc thăm khám bác sĩ thì bệnh nhân mới nhận biết bệnh.
- Trĩ ngoại rất dễ nhận biết bởi các khoang tĩnh mạch trĩ này phồng to, hình thành và phát triển các búi trĩ bên ngoài hậu môn. Các búi trí đều được bao quanh bởi một lớp da giống như cục thịt thừa.
Mỗi loại trĩ này đều được phân thành nhiều cấp độ khác nhau theo diễn biến bệnh và mức độ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
2. Vì sao bà bầu dễ bị trĩ khi mang thai?
Một trong các đối tượng dễ gặp phải bệnh này chính là phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau mang thai (thường gặp trước khi sinh 3 tháng và sau sinh 1 tháng). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc phải bệnh trĩ, thậm chí có những nguyên nhân khiến mọi người không ngờ tới từ những thói quen sinh hoạt cũng như cách ăn uống mỗi ngày, chẳng hạn như:
- Chứng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài khiến thành ruột co thắt liên tục tạo áp lực lớn đến các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng.
- Trong thời kỳ mang thai, thai nhi phát triển lớn khiến cơ thể nặng nề là lí do mà bà bầu ít vận động hơn hoặc thường ngồi lâu một chỗ. Điều này khiến cho máu khó lưu thông qua các tĩnh mạch, lâu ngày dẫn đến ứ huyết, các cục huyết này ngày càng lớn, sưng, phồng làm tăng độ sa các búi trĩ.
- Những ngày cuối thời kỳ mang thai, thai phát triển to hơn và nặng hơn chèn ép, tạo áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng.
- Do thói quen ăn uống: thường phụ nữ chỉ tập trung bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi và quên mất việc bổ sung chất xơ làm cho phân trở nên khô hơn, đại tiện khó hơn.
- Trong quá trình rặn đẻ kéo dài, áp lực lớn cũng tác động đến các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng làm bệnh nặng hơn.
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất, không phải là tất cả nguyên nhân có thể gây nên bệnh trĩ khi mang thai. Bản thân phụ nữ cũng như người nhà cần thăm khám bác sĩ thường xuyên và tìm hiểu nhiều hơn về căn bệnh này. Việc hiểu biết nguyên nhân gây nên bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai giúp chúng ta có thể phòng ngừa, cải thiện và chữa bệnh dễ dàng hơn.
3. Phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu
3.1. Trị bệnh trĩ khi mang thai bằng phương pháp dân gian

Chữa trĩ bằng rau diếp cá
Ngoài việc được biết đến rộng rãi trong chế biến thực phẩm, rau diếp cá còn có công dụng chữa trĩ rất hiệu quả mà lại an tòan. Trong diếp cá có chứa hoạt chất decanoyl acetaldehyd có công dụng ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ. Theo kinh nghiệm dân gian nước diếp cá nấu lên có thể dùng để xông, ngâm, rửa hậu môn. Phần lá được ép lấy nước uống, bã có thể giã nát rồi đắp trực tiếp lên hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Có thể kết hợp diếp cá trong bữa ăn cũng là một cách để chữa bệnh trĩ khi mang thai.
Chữa trĩ bằng dầu dừa
Dầu dừa có hàm lượng lớn acid béo có tác dụng dưỡng ẩm, ngăn tình trạng nứt nẻ hậu môn, trơn ruột giúp dễ đại tiện. Ngoài ra nhờ tác dụng của các chất oxy hóa và vitamin có trong dầu dừa làm co mạch nhờ đó làm co búi trĩ. Có 2 cách sử dụng dầu dừa để chữa bệnh trĩ cho bà bầu:
- Dầu dừa được bôi trực tiếp lên hậu môn sau khi hậu môn được vệ sinh sạch sẽ, để qua đêm, sáng hôm sau rửa lại bằng nước ấm.
- Đặt hậu môn bằng dầu dừa: dầu dừa cho vào khuôn vừa bằng viên thuốc, để đông lạnh, nhét vào hậu môn sau khi vệ sinh sạch sẽ 1-3 lần/ ngày.
Chữa trĩ khi mang thai bằng quả sung
Chất nhựa trong quả sung có tác dụng kháng viêm cao dùng để điều trị trĩ rất tốt. Theo nghiên cứu 1g quả sung tương đương với 3g chất xơ. Người ta thường đem quả sung sau khi đã được làm sạch, cắt nhỏ thì được đun với nước sôi dùng để xông hoặc rửa, ngâm hậu môn.
Đây là một số cách Hemono gợi ý cho mẹ bầu có thể sử dụng để chữa trĩ tại nhà. Những cách chữa trị dân gian này đã được thực hiện trên nhiều người và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị. Đồng thời, việc sử dụng những nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, không có hóa chất nhân tạo để chữa trị trong thời kỳ mang thai sẽ an toàn cho sức khỏe sản phụ và thai nhi hơn.
3.2. Dùng thuốc gì để trị bệnh trĩ khi mang thai?
Ngoài những cách chữa trị được truyền tay từ nhân gian, ngày nay Y học cũng rất phát triển và cho ra đời nhiều loại thuốc nhằm cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Một số loại thuốc đã được chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng như:
Hemono Gel
Hemono Gel là sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh trĩ do Công ty dược phẩm xanh ĐT sản xuất. Sản phẩm là sự kết hợp từ nhiều loại thảo dược quý trong thiên nhiên. Chính vì thế gel bôi này được đánh giá là an toàn và có thể sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Hemono gel có các thành phần như:
- Chiết xuất từ trà xanh có công dụng kháng khuẩn, chống viêm nhờ khả năng ức chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.
- Chiết xuất từ diếp cá: thành phần chứa nhiều các chất thuộc nhóm quercetin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm bền thành mạch, kích thích tăng sinh các tế bào nhờ đó vết thương cũng nhanh chóng làm lành. Bên cạnh đó, trong diếp cá còn chứa các polyphenol, alkaloid giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra.
- Chiết xuất từ lô hội: với thành phần chính là các alkaloid có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng ở liều thấp, giảm tối đa hiện tượng sưng, nóng rát và ngăn ngừa tình trạng chảy máu
- Tinh chất nghệ: với tác dụng thúc đẩy nhanh chóng quá trình phục hồi tổn thương.
Hemono Gel được sử dụng trong một số trường hợp như đau rát hậu môn, táo bón hoặc trĩ. Sản phẩm hiện đang được bán với giá 390.000đ/tuýp.

Kem bôi trĩ Hemopropin
Với thành phần chính là mỡ, keo ong Cera, lanolin Cera,… Hemopropin có công dụng tạo ra lớp bảo vệ niêm mạc trực tràng và làm giảm đáng kể các cảm giác khó chịu do trĩ gây ra như ngứa, rát hậu môn.
Keo ong là một hỗn hợp chứa khá nhiều thành phần, chủ yếu là polyphenol có tác dụng chống viêm và điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể. Keo ong có khả năng chống lại vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm nhờ ức chế quá trình tăng sinh tế bào của chúng. Ngoài ra, trong keo ong còn có các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, sắt,…
Hiện nay, kem bôi trĩ Hemopropin đang được bán với giá khoảng 250.000-300.000đ/tuýp 20g.
Gel bôi An Trĩ Vương
Bên cạnh một số thành phần tương tự Hemono Gel như tinh chất nghệ, diếp cá, sản phẩm này còn được chiết xuất từ Cao trầu không, cao thầu dầu, cao nhọ nồi,… với công dụng :
- Cao thầu dầu tía: Chống viêm, giảm các triệu chứng khó chịu do tríc gây ra như ngứa, rát.,,,
- Cao trầu không: với tác dụng làm mát, chống viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra tinh dầu từ thảo dược này có thể ức chế các loại virus, nấm men và vi khuẩn thường gây viêm nhiễm
- Cao nhọ nồi: cầm máu, giảm sưng đỏ, đau, làm bền thành mạch và ngăn ngừa tình trạng chảy máu khi đại tiện
Trên thị trường hiện nay, Gel bôi An Trĩ Vương đang được bán với giá 99.000đ/tuýp 20g.
Các loại sản phẩm trên đều được bào chế dưới dạng gel có khả năng thẩm thấu nhanh giúp mang đến những hiệu quả vượt trội, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Thời kỳ mang thai là thời kỳ nhạy cảm, người phụ nữ cần cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại sản phẩm nào. Các Gel bôi trên không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
3.3. Một số bài tập đơn giản cho bà bầu khi bị trĩ
Việc sử dụng các phương pháp chữa trĩ ở nhà là rất cần thiết đối với bệnh nhân mắc phải bệnh lý này. Ngoài các cách dân gian và sử dụng thuốc, bệnh trĩ còn có thể giảm bớt dần các triệu chứng nếu chúng ta biết cách tập luyện hàng ngày ở nhà. Thực hiện vài động tác Yoga đơn giản mỗi ngày có thể làm nhỏ dần búi trĩ cũng như hạn chế mức độ nặng của bệnh và các biện chứng, mang hiệu quả cao trong kết hợp điều trị.
- Đi bộ: một trong các nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai là thói quen ít hoạt động. Do đó có thể tác động vào nguyên nhân này bằng cách đi bộ mỗi ngày 10-20 phút. Việc làm này vừa giúp lưu thông máu tốt, vừa làm giám áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, trực tràng cho bà bầu.
- Nhấc cao mông: Bệnh nhân nằm xuống, cố định đầu, gập chân lại sao cho vuông góc với mặt phẳng nằm, 2 tay duỗi thẳng song song với người. Sử dụng các ngón chân và 2 tay làm lực dần dần nhấc mông lên. Thực hiện nhiều lần ở mỗi lần tập.
- Co thắt cơ vòng: Bệnh nhân ngồi thả lỏng trên ghế, điều khiển cơ vòng co lại trong vòng vài giây. Làm liên tục nhiều lần ở mỗi lần tập.
Trên đây chúng tôi gợi ý một số cách mà bạn có thể dễ dàng làm được tại nhà và an toàn đối với phụ nữ mang thai. Gia đình và bệnh nhân nên nghiên cứu kỹ về bệnh cũng như tìm hiểu thêm một số bài tập để sản phụ được thay đổi tránh nhàm chán trong tập luyện.

3.4. Thay đổi thói quen để điều trị bệnh trĩ khi mang thai
Hầu hết các nguyên nhân gây nên trĩ đều xuất phát từ những thói quen lặp lại hàng ngày của bạn. Hiểu rõ được nguyên nhân mắc phải bệnh chúng ta có thể dễ dàng thay đổi những thói quen này để cải thiện các triệu chứng của bệnh cũng như phòng ngừa bệnh trĩ một cách dễ dàng.
- Uống nhiều nước: Cơ thể đủ nước có thể cải thiện các tình trạng táo bón và tiêu hóa. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày không chỉ cải thiện tình trạng của bệnh trĩ mà còn ngăn chặn nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe khác.
- Ăn nhiều chất xơ: Đối với người bị trĩ thì nên đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Trong các bữa ăn đều không thể thiếu chất xơ bởi nó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, làm mềm phân, từ đó ngăn ngừa được hiện tượng táo bón.
- Ngủ đúng giờ giấc: Việc tuân thủ đồng hồ sinh học của cơ thể là rất quan trọng, điều này giúp cơ thể luôn ở trạng thái thoải mái, điều hòa hoạt động sinh lý của đường tiêu hóa.
- Kiểm soát tốt căng thẳng: Khi đầu óc ở trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể không ngừng tiết ra các hormone tác động có hại đến hệ tiêu hóa khiến cho bạn luôn cảm thấy chán ăn, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón thất thường,…
- Tập thể dục hàng ngày: Một điều tất yếu trong các biện pháp chữa trị không dùng thuốc của hầu hết tất cả các bệnh lý là việc tập thể dục. Dĩ nhiên bệnh trĩ cũng không phải là ngoại lệ. Việc làm này giúp cho lưu thông tuần hoàn máu được cải thiện, tránh các hiện tượng ứ huyết. Đối với bà bầu thì việc duy trì tập thể dục nên làm bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,…
- Đi lại nhiều nhất có thể: Đây là nguyên nhân có thể dẫn đến trĩ ở phụ nữ mang thai, do đó đừng bỏ qua thói quen này mỗi ngày nhé!
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Hậu môn chính là đường thải trừ chất cặn bã của cơ thể, là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn của cơ thể cũng như là nơi tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn bên ngoài môi trường. Do đó việc vệ sinh sạch sẽ hậu môn có thể giúp tránh nhiễm trùng và kích ứng hậu môn, một trong những nguyên nhân gây ra trĩ.
Ngoài ra đối với người bị trĩ không nên duy trì thói quen sử dụng giấy khi đi vệ sinh bởi việc cọ xát búi trĩ với giấy có thể làm sung to búi trĩ và trầy xát gây cảm giác đau, rát.
4. Lưu ý khi chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Đối với các cách chữa trị không can thiệp thuốc
- Tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng.
- Sử dụng các biện pháp dân gian và chú ý đến các thành phần để tránh hiện tượng dị ứng.
- Gia đình nên ở bên cạnh và tạo tinh thần tốt nhất cho sản phụ.
Đối với cách chữa trị can thiệp thuốc
- Hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Không sử dụng thuốc nếu mẫn cảm với các thành phần và hoạt chất có trong thuốc.
- Khi xuất hiện tác dụng không mong muốn cần liên hệ ngay với bác sĩ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc.
- Thực hiện khám định kỳ thường xuyên để dự đoán và phòng tránh được các biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
5. Một số câu hỏi liên quan thường gặp
5.1. Bị trĩ khi mang thai sau sinh có tự khỏi không?
Thông thường, trĩ sẽ tự hết sau khi sinh. Tuy nhiên bệnh sẽ không khỏi, thậm chí nặng hơn và để lại biến chứng không có những biện pháp điều trị can thiệp kịp thời và không đúng cách. Vì vậy thay vì chủ quan thì bạn cần chú ý, tìm hiểu, tham khảo nhiều hơn về bệnh và kịp thời điều trị đúng cách nhé!
5.2. Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm và ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trên thực tế, vẫn chưa có cơ sở dữ liệu nào cho thấy phụ nữ mang thai bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Tùy nhiên các mẹ hãy thường xuyên đi khám định kỳ để quan sát nhiều hơn về bệnh cũng như dự phòng và kịp thời điều trị can thiệp để bệnh không tiến triển nặng hơn.
5.3. Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Chắc hẳn rất nhiều thai phụ rất lo lắng đến vấn đề này khi mắc phải bệnh trĩ. Tuy nhiên việc sinh thường hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh trĩ nặng hay nhẹ, lâu hay dài và phụ thuộc vào sức khỏe bà mẹ thì các bác sĩ mới có thể đem ra kết luận chính xác được. Các nghiên cứu hiện nay cũng chưa có kết luận nào về việc chỉ định phải sinh mổ ở phụ nữ mang thai bị trĩ.
- Nếu bệnh trĩ của sản phụ được chẩn đoán là nhẹ: có thể sinh thường thế nhưng các mẹ cũng nên suy xét bởi việc rặn đẻ kéo dài có thể gây nhiều áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng do đó làm tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu bệnh trĩ của sản phụ được chẩn đoán là nặng: búi trĩ phát triển to, kèm theo hiện tượng chảy máu, tắc mạch, kẹt hậu môn,.. việc sinh thường sẽ trở nên khó hơn rất nhiều do đó nên suy xét đến việc sinh mổ.
Đối với mỗi sản phụ và gia đình, không nên tự lựa chọn phương pháp sinh mà hãy cùng tham khảo ý kiến của bác sĩ, cân nhắc giữa lợi và yếu tố nguy cơ có thể mắc phải giữa 2 cách sinh này để lựa chọn phương pháp sinh hợp lý, tốt nhất cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp trên đây có thể mang đến cho bạn sự hiểu biết hơn về bệnh trĩ và cách chữa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Là một bà mẹ sắp chào đón một sinh linh bé nhỏ đáng quý của mình, các bạn hãy tìm hiểu và tham khảo nhiều hơn để mang lại những điều tốt nhất cho con nhé!
Xem thêm:
Bệnh trĩ sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu & kinh nghiệm chữa trị
Vợ em từ trước lúc có bé đã siêng tập yoga rồi, lúc mang thai dù hơi vất nhưng vẫn chăm đi tập lắm nên người khỏe mạnh mà không bị trĩ.