[HỎI ĐÁP] Bệnh trĩ có lây không? Cách phòng tránh

Như chúng ta đã biết, bệnh trĩ đang là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Đã có không ít người phải đối mặt với trĩ mãn tính và các biến chứng nguy hiểm do trĩ gây ra, thậm chí có thể dẫn đến bệnh ung thư trực tràng. “Vậy bệnh trĩ có lây không?” đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng Hemono giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1, Bệnh trĩ là gì?

Trong dân gian, bệnh trĩ còn được gọi là bệnh lòi dom, là căn bệnh phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh hình thành chủ yếu do trực tràng và hậu môn liên tục chịu nhiều áp lực khiến cho các tĩnh mạch bên trong hoặc các dây thần kinh bị chèn ép quá nhiều tạo thành búi trĩ.

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay, thường gặp phải ở độ tuổi từ 45-60. Tuy nhiên, căn bệnh này đang được trẻ hoá, có thể gặp ở độ tuổi 25-30 do hiện nay giới trẻ thường có chế độ ăn uống thiếu khoa học và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý.

Bệnh thường phát triển qua 4 cấp độ, mỗi cấp độ lại gây ra những biến chứng khác nhau đối với sức khỏe người bệnh, thường gây cảm giác đau rát, khó chịu, ngứa, chảy máu và nặng hơn có thể tiến triển thành ung thư và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Có thể phân biệt bệnh trĩ thành 2 loại chính dựa theo vị trí xuất hiện của búi trĩ:

  • Búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn được gọi là trĩ nội
  • Búi trĩ hình thành bên ngoài ống hậu môn được gọi là trĩ ngoại

Ngoài ra, khi búi trĩ hình thành ở cả bên trong và bên ngoài ống hậu môn sẽ xuất hiện bệnh trĩ hỗn hợp, đây là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Trong đó, trĩ nội được đánh giá là khó nhận biết và tiềm ẩn nguy hiểm do thời gian đầu của bệnh không tạo cảm giác đau đớn, khó chịu, do đó cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Còn trĩ ngoại phổ biến hơn nhưng rất dễ nhầm lẫn.

Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là gì?

2, Bệnh trĩ có lây không?

Vậy bệnh trĩ có lây không? Không chỉ riêng Việt Nam mà trên nhiều quốc gia khác, bệnh trĩ ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm. Với 90% dân số thế giới coi bệnh trĩ là căn bệnh ám ảnh do bệnh trĩ xuất hiện ở vị trí “khó nói” khiến nhiều người e ngại khi đi khám và điều trị. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do lối sống và sự chủ quan trong phòng và điều trị bệnh, chứ không phải do yếu tố di truyền. Trong một gia đình có nhiều người mắc bệnh trĩ có thể là do họ có chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt giống nhau, chứ không phải do lây lan hay di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Mọi người cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của bệnh trĩ để đưa ra cho mình các cách phòng tránh phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là một số các nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh trĩ:

Do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống chưa hợp lý, không đảm bảo tính khoa học

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ, vitamin,… gây ra tình trạng táo bón, gây khó khăn, cản trở đến việc đi đại tiện, khi đó cần một áp lực để đẩy phân ra ngoài. Nếu tình trạng đó diễn ra trong thời gian dài sẽ vô tình làm tổn thương đến các tĩnh mạch của hậu môn dẫn đến hình thành búi trĩ
  • Sử dụng thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng, không đảm bảo vệ sinh, kém chất lượng,… có thể dẫn đến lỵ, tiêu chảy, khi đó sẽ phải đi vệ sinh liên tục, làm ảnh hưởng đến nhu động ruột, lâu dần làm tổn thương thành ruột, qua đó có thể gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn làm xuất hiện bệnh trĩ
  • Uống ít nước: nước là một yếu tố thiết yếu của cơ thể, chiếm khoảng 70-80% trọng lượng cơ thể. Do đó cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động bình thường của cơ thể. Thiếu nước trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày và nhu động ruột gây ra tình trạng táo bón, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ
  • Đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu tại một vị trí trong thời gian dài và liên lục như dân văn phòng, thợ may,…, hay những người ít vận động, khi đó toàn bộ áp lực cơ thể sẽ dồn xuống phần hậu môn trực tràng, gây chèn ép các tĩnh mạch và dây thần kinh dẫn đến tình trạng sưng phồng và hình thành búi trĩ
  • Thói quen đại tiện: nhiều người có thói quen đại tiện quá lâu, rặn mạnh, nhiều khi đại tiện để đẩy khối phân ra ngoài. Khi đó, các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị kích thích, giãn ra, lâu dần sẽ hình thành nên các búi trĩ
  • Vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ: sau khi đi đại tiện, nhiều người có thói quen sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch hậu môn. Tuy nhiên, thói quen này không thể loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn trên hậu môn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và các chất độc hại tích tụ, gây viêm nhiễm hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ phát triển.

Do mang thai: trong quá trình thai nhi phát triển trong bụng mẹ sẽ tạo áp lực lên niêm mạc ống hậu môn làm cho các tĩnh mạch và dây thần kinh ở đó bị giãn quá mức, sưng phồng lên và hình thành búi trĩ.

Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ có lây không?

Do tuổi tác: Ở những người cao tuổi, hệ tiêu hóa trở nên kém đi, các cơ dọc ống hậu môn, cơ vòng dần bị suy giảm gây nên tình trạng táo bón ở người già, lâu dần hình thành bệnh trĩ.

Do rối loạn chức năng của ruột: các bệnh lý về đường ruột chiếm 80% nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Do quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Hậu môn không được cấu tạo để có thể co giãn tốt nên không tạo chất nhờn. Do đó, khi giao hợp bằng đường này sẽ làm tổn thương hậu môn, hơn nữa còn phải phối hợp hoạt động của nhiều khối cơ khác như cơ vùng hông, cơ lưng,… Khi đó, tĩnh mạch quanh hậu môn bị tắc nghẽn do quá trình tuần hoàn máu quanh hậu môn bị cản trở, khiến cho mạch máu căng lên và hình thành búi trĩ.

Do yếu tố tâm lý: khi cơ thể thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi, stress kéo dài do chịu nhiều tác động từ bên ngoài như thức đêm quá nhiều, đi đường dài hay làm việc quá sức mà không được nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến cơ thể chịu nhiều áp lực. Khi đó, hệ tiêu hoá cũng sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây bệnh trĩ.

Ngoài ra, có thể do thừa cân và béo phì, do gia tăng áp lực ổ bụng gặp ở những người thường xuyên khuân vác nặng, vận động viên cử tạ, quần vợt,… cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến hình thành búi trĩ.

Qua các nguyên nhân trên cho thấy, bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng di truyền từ mẹ sang con, từ thế hệ này sang thế hệ khác và cũng không có khả năng lây từ người này sang người khác qua việc sử dụng chung quần áo, chăn gối, đồ dùng cá nhân,…

3, Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào?

Tuy không phải là một căn bệnh hiểm nghèo nhưng bệnh trĩ lại xuất hiện ở vị trí tế nhị nên nhiều người mắc bệnh trĩ thường dấu diếm, không dám chia sẻ với người khác mà âm thầm chịu đựng. Đây là một lý do nghiêm trọng khiến cho bệnh trĩ tiến triển nhanh, ngày càng trở nặng, thậm chí xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm gây ra những đau đớn cả về thể xác và tinh thần, làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về sự nguy hiểm của bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời qua một số biến chứng của bệnh mà người bệnh có nguy cơ mắc phải cần phải đề phòng.

  • Thiếu máu và nhiễm trùng máu:
    • Đại tiện ra máu là biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ. Lượng máu mất đi ít hay nhiều còn tùy thuộc vào từng giai đoạn hay tình trạng của bệnh. Trong thời gian đầu, bệnh còn nhẹ thì lượng máu chỉ thấm trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân nên người bệnh thường không nhận thấy hoặc nhận thấy nhưng không quan tâm đến nó. Sau khi bệnh trở nặng hơn thì lượng máu mất đi ngày càng nhiều, có thể chảy thành giọt hoặc tia máu. Nếu tình trạng này không được ngăn cản kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược,… làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh.
    • Đặc biệt, trong trường hợp bệnh trĩ đang trong giai đoạn áp xe hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và độc tố dễ dàng xâm nhập vào các tĩnh mạch của búi trĩ, gây nhiễm trùng máu, khiến bệnh nhân bị rối loạn hệ tuần hoàn, phù nề và sốc nhiễm khuẩn.
Bệnh trĩ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng máu
Bệnh trĩ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng máu
  • Sa nghẹt búi trĩ: khi nhắc đến các biến chứng của bệnh trĩ thì không thể không nhắc đến sa nghẹt búi trĩ. Nếu không được can thiệp kịp thời, búi trĩ ngày càng phát triển khiến việc đi đại tiện của người bệnh ngày càng khó khăn. Búi trĩ phát triển quá mức cũng tạo áp lực lên các cơ vòng, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu, thậm chí có thể làm búi trĩ bị nứt và chảy máu, gây ra tình trạng viêm nhiễm cản trở quá trình điều trị.
  • Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ: các búi trĩ liên tục tiết dịch ra ngoài, cùng với đó là quá trình đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể của ống hậu môn gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu kéo dài tình trạng viêm nhiễm sẽ ngày càng lan rộng, làm tổn thương niêm mạc dưới và xung quanh hậu môn, gây lở loét, áp xe hậu môn trực tràng, từ đó có thể dẫn đến hoại tử, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Khi bị hoại tử búi trĩ, người bệnh không chỉ cảm thấy hậu môn đau rát dữ dội mà còn có thể gây ra các biến chứng khác như thiếu máu, lở loét hậu môn, thủng trực tràng,…
  • Rối loạn chức năng hậu môn: nếu không được kịp thời chữa trị, búi trĩ sẽ ngày càng lớn dần gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, búi trĩ cũng chèn ép các cơ khiến cho việc co thắt hậu môn gặp không ít khó khăn. Theo đó, những cơ quan của hậu môn cũng bị xâm lấn và cản trở gây ảnh hưởng đến việc đi đại tiện của người bệnh, khiến người bệnh mất tự chủ trong việc đi đại tiện.
  • Tắc mạch hậu môn: xảy ra khi động mạch và tĩnh mạch bị tắc do hậu môn bị chèn ép quá mức. Khi đó bên trong búi trĩ sẽ hình thành cục máu đông do máu bị dồn ứ lại làm cản trở quá trình lưu thông máu, gây cảm giác đau đớn dữ dội trong hậu môn.
    • Đối với trĩ ngoại, khi tắc mạch, ở rìa hậu môn sẽ xuất hiện các khối phồng nhỏ màu xanh, sờ vào có cảm giác căng cứng và đau rát.
    • Đối với trĩ nội, do búi trĩ hình thành bên trong hậu môn nên các triệu chứng không rầm rộ và cũng không sờ thấy được như ở trĩ ngoại, chỉ gây đau và cộm hậu môn.
  • Ung thư trực tràng: khi bị viêm nhiễm trong thời gian dài và không được chữa trị kịp thời sẽ lây lan sâu vào vùng trực tràng, khi đó những tế bào ác tính sẽ phát triển không ngừng trên diện rộng và hình thành các tế bào ung thư.
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ là ung thư trực tràng
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ là ung thư trực tràng
  • Các bệnh về da: Khi các búi trĩ phát triển càng lớn và sa ra ngoài hậu môn thì người bệnh rất dễ mắc phải một số bệnh về da như viêm da quanh hậu môn, viêm nhú, viêm khe,… do khi sa ra ngoài, các búi trĩ tiết dịch nhầy khiến cho vùng da xung quanh hậu môn bị kích thích, lâu ngày dẫn đến loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
  • Gây ra một số bệnh phụ khoa ở nữ giới: Khi các búi trĩ bị viêm nhiễm thì rất dễ lây lan sang các cơ quan sinh dục của nữ giới gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do âm đạo rất gần với hậu môn. Đặc biệt, với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai vấn đề này không chỉ làm bệnh nặng hơn mà con làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.
  • Ngoài ra, khi bị trĩ người bệnh thường có tâm lý căng thẳng gây ra đau đầu, suy giảm trí nhớ,…, bên cạnh đó là cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, đứng ngồi không yên khiến cho cuộc sống của người bệnh đảo lộn dẫn đến công việc và học tập sa sút, có thể làm ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của các cặp vợ chồng do e ngại, xấu hổ với người bạn đời của mình.

Qua đây có thể thấy bệnh trĩ là một căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan, lơ là trong quá trình phòng và điều trị bệnh.

4, Cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả

Mặc dù, bệnh trĩ là một bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phòng ngừa bệnh trĩ là hết sức cần thiết và khi phát hiện bệnh nên điều trị kịp thời, tránh để lâu dài gây nên các biến chứng phức tạp, khó khăn trong quá trình điều trị. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Sau đây là một số gợi ý giúp mọi người phòng tránh bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả và đơn giản:

  • Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất xơ, các vitamin và khoáng chất, đồng thời giảm tiêu thụ các thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas và các chất kích thích. Chẳng hạn như ăn nhiều rau xanh, trái cây,… vì những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ giúp phân mềm và dễ đi đại tiện.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2l nước/ ngày đối với người lớn) để cung cấp đủ nước cho các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài và liên tục, duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn, không vận động quá sức như yoga, thể dục nhịp điệu (Aerobic), đi bộ,… để cơ thể khỏe mạnh, giảm áp lực cho tĩnh mạch và ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón.
  • Không nên nhịn đi đại tiện (nghĩa là khi mắc đi đại tiện thì phải đi ngay lập tức), tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày. Khi đi đại tiện khó khăn hoặc táo bón, cần giữ trạng thái thoái mái, không nên cố gắng rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài.
  • Đi đại tiện đúng tư thế và không ngồi quá lâu, không nên mang sách báo hay điện thoại khi đi đại tiện.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: sau khi đi đại tiện nên sử dụng giấy vệ sinh mềm để tránh làm tổn thương hậu môn, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và cần rửa sạch lại bằng nước muối.
  • Tránh làm việc quá sức và căng thẳng trong thời gian dài gây nên tình trạng stress.

Trên đây là một số giải đáp về các thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho tất cả mọi người trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh trĩ.

Xem thêm:

Nóng rát hậu môn cảnh báo bệnh gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Mách bạn các cách phòng bệnh trĩ tại nhà hiệu quả nhất

Ngày viết: