Táo bón kinh niên gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe do đó việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết. Bài viết dưới đây của Hemono sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về căn bệnh và hướng điều trị sao cho hiệu quả.

1, Táo bón kinh niên là tình trạng gì?
Táo bón kinh niên là tình trạng bị táo bón xảy ra trong nhiều tháng có khi kéo dài trong nhiều năm liền. Người bệnh thường gặp phải các tình trạng khi đi vệ sinh như phân khô cứng, phân không liền mạch rất rời rạc, bụng luôn có cảm giác nặng, đi ngoài nhưng gặp phải vấn đề đi không hết được phân.
Nhiều người thường cho rằng táo bón là biểu hiện rất hay gặp và ít bị nguy hiểm. Phần đông mọi người nghĩ rằng chỉ cần bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể, có chế độ ăn dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý là tình trạng bệnh có thể được cải thiện. Nhưng không đơn giản như vậy, khi để quá lâu trở thành táo bón kinh niên thì sẽ kéo theo các biến chứng gây nguy hiểm cùng những triệu chứng của một số rối loạn tiềm ẩn rất nghiêm trọng.
Một số bệnh nhân cũng có thể bị táo bón mãn tính khi có các dấu hiệu sau:
- Mất rất nhiều thời gian trong việc đi vệ sinh có khi lên tới hàng giờ đồng hồ.
- Hoạt động của nhu động ruột kém.
- Phân có biểu hiện khô, cứng.
- Có cảm giác khó chịu ở bụng, đôi khi xuất hiện tình trạng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng.
- Đi vệ sinh gặp nhiều khó khăn: bị khó đi và đi nhưng không hết hoặc có cảm giác buồn đi ngoài nhưng lại không thể thực hiện được.

2, Những nguyên nhân dẫn đến táo bón kinh niên
2.1, Nguyên nhân táo bón mãn tính
- Chế độ ăn uống: Trong thực đơn hàng ngày không có chất xơ, uống ít nước. Đây là những nguyên nhân làm táo bón trở nên ngày càng nghiêm trọng khi duy trì chế độ ăn này trong một thời gian dài. Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng sữa cùng các loại đồ ăn, đồ uống để bổ sung calci cũng là một nguyên nhân làm gia tăng tình trạng táo bón.
- Sử dụng thuốc: Khi cơ thể quá lạm dụng thuốc giảm đau hay sử dụng quá nhiều thuốc chống trầm cảm cũng như sử dụng các loại thuốc kháng acid, thuốc chống viêm, thuốc có hàm lượng sắt nhiều sẽ gây ra tình trạng táo bón và có thể làm tình trạng táo bón chuyển biến phức tạp hơn.
- Tình trạng sức khỏe: Do tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng và bị stress kéo dài đã tác động đến hệ thần kinh và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa dẫn đến nguy cơ táo bón tăng cao và chuyển nặng.
- Tình trạng bệnh lý: Một trong số những nguyên nhân đặc trưng bị táo bón mãn tính đó là do hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, các bệnh như suy tuyến giáp, đa xơ cứng hay các bệnh có liên quan tới hệ thần kinh như Parkinson cũng là những yếu tố gây nên bệnh táo bón.
2.2, Yếu tố nguy cơ dễ mắc táo bón lâu ngày
Tình trạng táo bón kinh niên xảy ra và có nguy cơ chuyển biến nặng hơn khi có các yếu tố sau:
- Chất lỏng cần thiết trong cơ thể không đủ hoặc cơ thể bị mất nước trong một thời gian dài.
- Chất xơ không được bổ sung đầy đủ trong thực phẩm ăn hàng ngày.
- Ít vận động.
- Lạm dụng thường xuyên các thuốc nhuận tràng
- Cơ thể mắc hội chứng ruột kích thích.
- Bị một số bệnh như bệnh suy giáp, bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm, bệnh parkinson, huyết áp tăng cao và thường xuyên sử dụng các thuốc điều trị bệnh trên.
- Đường ruột bị tắc nghẽn hoặc đường ruột có túi thừa.
- Nội tiết tố bị rối loạn, tuyến giáp hoạt động không được tốt.
- Xuất hiện vết nứt tại hậu môn, búi trĩ làm tăng co thắt các cơ hậu môn.
- Bị nôn mửa, tiêu chảy trong một khoảng thời gian dài.
- Các dây thần kinh ở tủy sống bị ảnh hưởng kéo theo các hoạt động của ruột cũng bị kém đi.
- Khi bị táo bón kinh niên cũng cần chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu có tồn tại khối u ở trong ruột hoặc ở trong đại tràng, nứt ống hậu môn hay liên quan đến bệnh miễn dịch.
2.3, Đối tượng dễ mắc táo bón kinh niên
Táo bón kinh niên là bệnh lý thường bắt gặp ở những đối tượng sau:
- Những người lớn tuổi
- Những người không có khả năng hoạt động, nằm liệt một chỗ.
- Những người thường xuyên bị mất ngủ hay ngủ rất ít: một ngày ngủ có 3-4 tiếng.
- Bệnh nhân đã trải qua điều trị bằng phương pháp hóa trị.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và trong thời gian cho con bú.
- Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc đặc trị trầm cảm, tiểu đường, các thuốc hạ huyết áp.
- Chế độ ăn không đảm bảo đủ lượng chất xơ cho cơ thể.

3, Táo bón kinh niên có thể gây ra những tác hại nào?
Đối với nhiều người, táo bón là một chứng bệnh hết sức tế nhị. Vì thế nên người ta đã thờ ơ trước những bất thường của căn bệnh này mặc dù việc điều trị không khó khăn. Tuy nhiên, nếu để quá lâu mà không điều trị thì có thể gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Táo bón kinh niên là bệnh có thể xuất hiện trong thời gian khá dài, điều trị cũng khó khăn hơn so với táo bón thông thường. Mức độ gây hại cho cơ thể ở tình trạng táo bón kinh niên là rất đáng lo ngại.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra một số những nguy cơ gây hại nguy hiểm của táo bón kinh niên như:
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ:
- Táo bón kinh niên đã làm cho phân trở nên khô và cứng hơn bình thường rất nhiều do đó người bệnh phải dùng hết sức lực để có thể đưa phân ra ngoài được. Cũng bởi lẽ đó mà áp lực tại hậu môn tăng lên. Dưới sức ép đó, các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép hình thành lên các búi trĩ.
- Một khi tình trạng này kéo dài liên tục sẽ làm các búi trĩ trở nên to hơn ảnh hưởng đến niêm mạc hậu môn gây tổn thương, chảy máu mỗi lần đi vệ sinh.
- Các nghiên cứu đã cho thấy 80% gây nên bệnh trĩ đều liên quan tới táo bón kinh niên.
Táo bón kinh niên gây nhiễm độc cho cơ thể:
- Táo bón làm người bệnh luôn ở trong tình trạng ngại đi vệ sinh. Tính chất của phân thì cứng và kích thước cũng lớn nên rất khó đi qua hết được đại tràng nên bị giữ lại ở trong thành ruột mà ở ruột lại có sự hấp thụ ngược trở lại do đó đã làm nhiễm độc cơ thể.
- Nếu tình trạng không được giải quyết thì còn có thể gây nhiễm độc cho máu, tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương. Cơ thể có biểu hiện chán ăn, suy nhược cơ thể, luôn trong tình trạng mệt mỏi và kèm theo tâm sinh lý bị bất ổn, sức khỏe suy giảm mạnh.
Nguyên nhân gây tắc ruột:
- Những người bị táo bón kéo dài làm phân ứ đọng lâu ngày trong thành ruột mà không được đào thải hết ra ngoài sẽ gây nên hiện trạng tắc ruột.
- Những biểu hiện thường gặp khi bị tắc ruột là người bệnh sẽ thấy đau theo từng cơn, một số trường hợp ruột còn bị giãn, có hiện tượng xuất huyết ruột. Bệnh tắc ruột hình thành do táo bón kéo dài khiến bệnh nhân bị khó chịu trong người, sức khỏe suy giảm và có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây gia tăng ung thư hậu môn – trực tràng.
- Táo bón kinh niên làm chất độc tích tụ trong cơ thể qua nhiều tháng, nhiều năm. Những độc tố này là tác nhân gây nên ung thư. Theo một nghiên cứu gần đây nhất đã công bố những bệnh nhân mắc chứng táo bón kinh niên là những người có nguy cơ bị ung thư đại tràng rất cao, gấp tới 2,5 lần so với những người không mắc táo bón.

4, Táo bón kinh niên phải làm sao?
Những người bị táo bón kinh niên trong một thời gian dài cần có những phương pháp điều trị để ngăn ngừa sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe. Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
4.1, Cách điều trị táo bón kinh niên bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt:
- Thực đơn hàng ngày nên được bổ sung đầy đủ chất xơ, những người bị táo bón kinh niên phải ăn đủ lượng chất xơ mỗi ngày từ 25 – 30g chất xơ. Chất xơ thường có trong các loại rau củ như: đậu, ngũ cốc, hoa quả, các loại rau xanh…
- Thường xuyên vận động và chăm chỉ tập thể dục thể thao sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu nhất.
- Mỗi ngày nên uống đủ nước từ 1,5-2 lít nước và các chất lỏng cần thiết khác để giúp phân được mềm ra dễ dàng hơn trong việc đi vệ sinh.
- Khi có nhu cầu đi vệ sinh thì nên đi luôn không nên nhịn quá lâu.
- Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để điều trị táo bón kinh niên rất hiệu quả như nha đam, vỏ hạt mã đề, bồ kết, đậu đen….

4.2, Thuốc đặc trị táo bón lâu ngày
Hiện nay các loại thuốc nhuận tràng được sử dụng rất phổ biến để điều trị táo bón kinh niên bởi những tiện ích và hiệu quả mà nó mang lại rất tốt. Mặc dù tiện ích như vậy nhưng khi sử dụng người bệnh cũng cần lưu ý và thận trọng. Một số loại thuốc đặc trị táo bón mà bệnh nhân có thể sử dụng như:
- Thuốc chứa chất kích thích: Các chất làm tăng nhu động ruột, giúp co thắt một cách nhịp nhàng để đưa phân ra ngoài hậu môn.
- Sử dụng dầu mỡ bôi trơn để phân có thể dễ dàng di chuyển trong thành ruột xuống trực tràng một cách dễ dàng.
- Dùng các thuốc có tác dụng làm mềm phân và ngăn ngừa sự mất nước. Ví dụ như thuốc Colace hoặc Surfak.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng muối như loại muối Epsom. Thành phần chính của muối này là magnesium sulfate đã được FDA phê chuẩn trong điều trị khó đi ngoài.
Khi phát hiện bất kỳ một rối loạn tiềm ẩn nào có nguy cơ gây ra bệnh táo bón kinh niên thì cần phải điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể của bệnh. Khi áp dụng những phương pháp trên mà không mang lại hiệu quả thì có một phương pháp cũng được khuyến khích làm đó là phẫu thuật lại ruột già.
Mọi người hãy lưu ý khi mắc táo bón kinh niên hãy lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả cao và không được lơ là hay không điều trị.
Sự chủ quan như thế sẽ kéo theo nhiều những nguy cơ gây hại cho cơ thể và những bệnh lý kèm theo nó, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính bản thân.
Bài viết trên là những thông tin có liên quan đến bệnh táo bón kinh niên mà mọi người cần trang bị cho bản thân để có thể chủ động hơn khi chẳng may bị táo bón.
Xem thêm một số bài viết khác: