[Hỏi đáp] Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Cách điều trị

Giống như bệnh trĩ nội, trĩ ngoại là một trong những loại bệnh lý vùng hậu môn trực tràng hay gặp. Vậy bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, có khỏi được không, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hemono nhé.

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào?
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào?

1, Trĩ ngoại là gì?

Định nghĩa: Bệnh trĩ ngoại là tình trạng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng tạo nên các búi trĩ mà chân búi trĩ nằm ở phía dưới đường răng lược. Hay nói các khác trĩ ngoại chính là những búi trĩ hình thành ngay gần rìa hậu môn.

Trong bệnh trĩ ngoại, các tĩnh mạch vùng hậu môn tường sẽ bị chèn ép nhiều quá mức bình thường hoặc do tình trạng viêm nhiễm do khối máu tụ, những nhân tố đó tạo thành các búi trĩ ngoại xuất hiện ngay trên các nếp gấp vùng rìa hậu môn.

Trĩ ngoại thường dễ phát hiện và chẩn đoán hơn các trường hợp trĩ nội. Để thuận tiện cho việc đánh giá, tiên lượng và điều trị, người ta chia trĩ ngoại làm 4 cấp độ như sau:

  • Trĩ ngoại độ 1: Là những búi trĩ mới được hình thành nằm ở phía ngoài của lỗ hậu môn. Búi trĩ thường gây nên cảm giác ngứa, khó chịu, đi vệ sinh khó khăn và đi đại tiện ra máu.
  • Trĩ ngoại độ 2: Là những búi trĩ lòi ra ngoài khỏi lỗ hậu môn, những búi này đặc trưng bởi các búi tĩnh mạch giãn nằm ngoằn ngoèo. Có thể kèm theo xuất hiện các vết nứt kẽ hậu môn làm cho hậu môn bị đau rát và chảy máu nhiều hơn so với độ 1.
  • Trĩ ngoại độ 3: Ở độ này đã xảy ra hiện tượng tắc mạch búi trĩ ngoại. Bệnh nhân thường đau đớn nhiều, đau dữ dội do sự phát triển quá mức của búi trĩ, đôi khi không đủ cung cấp máu để nuôi dưỡng. Các búi trĩ thường có xu hướng lồi ra và cọ xát vào quần nhất là khi bệnh nhân vận động nhiều làm chảy máu nhiều và ồ ạt, gây đau đớn và hoang mang lo lắng cho người bệnh.
  • Trĩ ngoại độ 4: Tình trạng búi trĩ bị viêm, xảy ra quá trình nhiễm trùng. Bệnh nhân cảm giác ngứa và đau liên tục. Ở mức độ này nếu bệnh nhân không được điều trị sớm thì có thể dẫn tới hoại tử vùng hậu môn và gây nên nhiều biến chứng nặng, nặng nhất là khởi phát bệnh ung thư đại trực tràng.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại đặc trưng bởi các dấu hiệu như: đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn nhiều, những trường hợp có nứt kẽ hậu môn sẽ có hiện tượng chảy dịch, đau và khó đi đại tiện, táo bón kéo dài, có búi trĩ ngay vùng rìa hậu môn,…

2, Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ ngoại là gì?

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại

Cũng như bệnh trĩ nói chung, trĩ ngoại cũng có một số yếu tố nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Do yếu tố nghề nghiệp: Những người có công việc thường phải đứng quá lâu, ngồi lâu, ít đi lại như những người làm nhân viên văn phòng, tài xế lái xe,… hoặc những người thường xuyên phải làm các công việc mang vác vật nặng sẽ có nguy cơ cao bị bệnh trĩ ngoại.
  • Do mắc các bệnh lý đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến vùng hậu môn trực tràng: Người ta thấy rằng những người đã hoặc đang mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như tình trạng táo bón kéo dài, tiêu chảy thường xuyên, hội chứng lỵ trong bệnh lỵ gây tiêu chảy phân nhầy máu, hội chứng ruột kích thích,…cũng sẽ có khả năng mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường.
  • Do thói quen ăn uống không hợp lý: Nhiều người có thói quen ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, đông lạnh, các loại đồ ăn cay nóng, chế độ ăn thiếu hoặc ít chất xơ, bổ sung thiếu nước, thói quen dùng chất kích thích,…Những người này sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung cũng như bệnh trĩ ngoại nói riêng.
  • Một số nguyên nhân khác: theo nhiều nghiên cứu trước đây người ta thấy rằng có khoảng 60% phụ nữ trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh đẻ tự nhiên có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Hầu hết họ gặp phải tình trạng này là do trong quá trình mang thai và sinh đẻ, tử cung người người phụ nữ sẽ tăng dần kích thước và phải chịu áp lực lớn dần theo các tháng thai kỳ. Khi đó tử cung lớn và nặng sẽ dồn xuống phần hậu môn trực tràng gây nên tình trạng sa giãn các tĩnh mạch vùng này gây nên bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, những người bị béo phì hay người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại do nhu động ruột kém.

3, Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể tiến triển tốt, hồi phục nhanh. Tuy nhiên với tâm lý e ngại nên nhiều người thường đến khám và chẩn đoán bệnh trĩ khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Khi đó bệnh trĩ ngoại có thể gây nên một số biến chứng ảnh hưởng nhiều tới người bệnh như:

  • Bệnh trĩ ngoại có nguy cơ dẫn tới bệnh lý ác tính là ung thư trực tràng: Khi bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại lâu ngày, tình trạng và chất lượng niêm mạc và cơ vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng bất thường liên tiếp sẽ dễ làm cho các tế bào bị phát triển khác thường và sinh ra các tế bào ác tính, dẫn tới bệnh ung thư. Ung thư trực tràng là một bệnh có thể diễn biến nhanh và làm cho người bệnh tử vong trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Hoại tử vùng hậu môn: Khi bị trĩ ngoại, vùng hậu môn sẽ bị chảy máu nhiều, đồng thời cũng kèm theo hiện tượng tăng tiết dịch nhầy gây nên tình trạng ẩm ướt dễ dẫn tới viêm nhiễm vùng hậu môn. Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn tới hoại tử vùng hậu môn. Lúc này việc điều trị cho bệnh nhân sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc điều trị bệnh trĩ.
  • Nghẹt và tắc mạch búi trĩ ngoại: Trong các trường hợp trĩ ngoại ở mức độ nặng, kích thước búi trĩ rất lớn trong khi các cơ vùng hậu môn lại vẫn còn khả năng co hồi tốt thì trĩ sẽ khiến cho các cơ vòng hậu môn thường xuyên bị nghẹt, từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt búi trĩ. Khi búi trĩ bị nghẹt sẽ gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp có thể xảy ra vỡ các búi trĩ ngoại gây nhiễm trùng máu, áp xe vùng hậu môn, rò hậu môn,…
  • Gây ảnh hưởng đến trí nhớ của người bệnh, gây thiếu máu: Trong bệnh trĩ ngoại, tình trạng sa nghẹt búi trĩ và chảy máu nhiều khi đi đại tiện sẽ có nguy cơ dẫn đến thiếu máu và làm cho bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Nếu các biến chứng đó kéo dài thì rất dễ dẫn tới suy giảm trí nhớ, rối loạn thị lực, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng… ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
  • Cản trở sinh hoạt và công việc của người bệnh: Tình trạng ngứa ngáy liên tục ở búi trĩ, búi trĩ sa lồi ra ngoài, đau, chảy máu,… cũng làm cho bệnh nhân có tâm lý nặng nề và khó chịu, dẫn đến gặp khó khăn trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
  • Viêm nhiễm phần phụ ở phụ nữ: Ở những phụ nữ bị bệnh trĩ ngoại, tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn, tầng sinh môn diễn ra thường xuyên. Điều đó dễ dẫn tới tình trạng vi khuẩn di chuyển ngược dòng vào âm  đạo gây viêm âm đạo, nặng hơn có thể gây viêm nhiễm phần phụ khác như tử cung, buồng trứng.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: biến chứng này gặp nhiều hơn ở nữ giới vì đường tiết niệu của nữ nằm ngay khu vực dễ nhiễm khuẩn. Nguyên nhân dẫn tới viêm đường tiết niệu cũng giống như viêm nhiễm phần phụ, là do vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên đường tiết niệu gây viêm.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại

4, Điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Tùy theo tình trạng cũng như nhu cầu của bệnh nhân mà người ta có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như điều trị nội khoa, phẫu thuật cắt trĩ, tiêm xơ búi trĩ,… hoặc thậm chí kết hợp các phương pháp này với nhau.

Những bệnh nhân bị trĩ ngoại mức độ nhẹ thường không cần can thiệp điều trị hoặc chỉ cần cho bệnh nhân dùng các loại thuốc bôi co mạch điều trị trĩ. Còn đối với những bệnh nhân bị nặng hơn thì nên được chẩn đoán đúng và can thiệp cắt búi trĩ hoặc tiêm xơ búi trĩ sớm nhất có thể để tránh tình trạng bệnh nặng lên.

Nếu bệnh nhân đã có những biến chứng thì cần phải điều trị tích cực các biến chứng cho bệnh nhân. Kết hợp điều trị biến chứng và điều trị giải quyết vấn đề trĩ ngoại đang tồn tại.

5, Một số câu hỏi liên quan về bệnh trĩ ngoại

5.1. Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không?

Câu trả lời là không. Bất cứ loại trĩ nào cũng không có khả năng tự khỏi mà phải cần can thiệp điều trị mới có thể loại bỏ được bệnh trĩ. Phải chăng người ta có thể làm cho bệnh trĩ tiến triển nhẹ nhàng hơn và không ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân mà thôi. Dó đó bệnh nhân bị trĩ ngoại đừng đợi trĩ tự khỏi mà hãy đi khám và xử lý sớm nhé. Điều trị trĩ ngoại sớm sẽ dễ dàng hơn và khả năng tái phát của bệnh cũng thấp hơn.

5.2. Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không?

Bất cứ bệnh lý nào khi diễn biến bệnh quá lâu mà không được xử trí cũng có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh trĩ ngoại cũng vậy, nếu để lâu, tình trạng trĩ nặng lên sẽ dễ gây ra những biến chứng như liệt kê ở phần trên.

Tiêm xơ búi trĩ là một phương pháp điều trị trĩ ngoại hiện nay
Tiêm xơ búi trĩ là một phương pháp điều trị trĩ ngoại hiện nay

5.3. Bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn gì?

Không có một tiêu chuẩn cụ thể về chế độ ăn của các bệnh nhân bị bệnh trĩ. Do đó bệnh nhân bị trĩ ngoại không nhất thiết phải kiêng loại thực phẩm nào. Tuy nhiên những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng cũng nên được hạn chế tối đa.

5.4. Bệnh trĩ ngoại có lây không?

Trĩ là một bệnh lý mang tính cá thể hóa không có khả năng lây lan nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về bệnh này nhé. Chỉ cần bảo vệ tốt cho bản thân mình là các bạn có thể tránh được bệnh này rồi.

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ ngoại và giúp các bạn trả lời câu hỏi bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không. Hy vong bài viết này sẽ thực sự hữu ích với các bạn. Xin cảm ơn.

Xem thêm:

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp này

Ngày viết: