[PHƯƠNG PHÁP] Chữa trĩ bằng Đông Y hiệu quả

Theo một số thống kê của bộ y tế cho thấy, số lượng người bị trĩ ở Việt Nam chiếm tỷ lệ vô cùng cao (khoảng 55%). Hiện nay, có tất nhiều phương pháp điều trị trĩ. Trong đó, phương pháp Chữa trĩ bằng Đông Y vẫn luôn được quan tâm. Bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp điều trị trĩ bằng Đông Y của Hemono qua bài viết này nhé.

Phương pháp chữa trĩ bằng Đông Y
Phương pháp chữa trĩ bằng Đông Y

1, Quan niệm về bệnh trĩ theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền thường quan niệm rằng nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do vùng đại tràng có khí huyết bị ứ trì trệ, hư nhược. Điều này khiến cho các cơ nhục bị yếu đi, các mạch lạc tại vùng này bị tổn thương nghiêm trọng, phình giãn và sa ra ngoài tạo thành các búi trĩ hay còn gọi là bị bệnh trĩ.

Người ta còn thấy rằng, có một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh trĩ như: do chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi không điều độ, sử dụng đồ ăn có quá nhiều chất béo, ít bổ sung chất xơ và lạm dụng chất kích thích chính là những yếu tố góp phần tạo nên bệnh trĩ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc người bệnh ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động do làm những công việc văn phòng hoặc do lười vận động là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, nếu bệnh nhân muốn đi vệ sinh mà không đi ngay có thể sẽ dẫn đến tình trạng  táo bón, lâu ngày gây tổn thương vùng hậu môn, nứt kẽ hậu môn dẫn tới bệnh trĩ.

Biểu hiện của bệnh trĩ thường là sa búi trĩ, đau rát vùng hậu môn và đi đại tiện ra máu do khí huyết bị ứ lại lâu ngày.

2, Một số cách chữa trĩ theo Đông Y

Thể khí trệ huyết ứ

  • Triệu chứng bệnh trĩ thể khí trệ huyết ứ: người bệnh bị trĩ thể khí trệ huyết ứ thường có một số biểu hiện như:
    • Bệnh nhân mệt mỏi, đau nhức vùng hậu môn.
    • Rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi nhạt, mạch tế vô lực.
    • Phân táo, vón cục, rắn lỏng một cách thất thường, có thể xảy ra tình trạng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn.
    • Bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng đi đại tiện ra máu tươi.
  • Các bài thuốc đông y được sử dụng trong điều trị trĩ thể khí trệ huyết ứ như
    • Bài thuốc Lương Huyết địa hoàng: mối thang thuốc bao gồm: Hoè hoa 16g; Sinh địa 16g, Đương quy 12g, Xích thược 10g, Ngư tinh thảo 10g, Hạn liên thảo (Cỏ mực) 10g, Hoàng cầm 8g, Kinh giới 6g. Bệnh nhân sắc thuốc lên để sử dụng, mỗi ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày. Bệnh nhân có thể gia giảm thang trong một số trường hợp như: táo bón: tăng thêm vị như Lá muồng 06g, Hắc Chi ma 20g; nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra nhiều máu: tăng thêm các vị Hắc Hạn liên 16g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 12g.
    • Ngoài ra, một thang thuốc điều trị trĩ thể khí trệ huyết ứ cũng có thể bao gồm các vị dược liệu và khối lượng cụ thể như: tiên hạc thảo 30g, hoàng kỳ 30g, chế hoàng tinh 30g, đảng sâm 20g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, mộc hương 10g, trần bì 5g. Người bệnh sắc lên uống, mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia ra uống một ngày 3 lần, bệnh nhân sử dụng thuốc đều đặn trong vòng 3 tuần.
Bài thuốc Đông chữa khí trệ huyết ứ
Bài thuốc Đông chữa khí trệ huyết ứ

Thể thấp nhiệt ở đại tràng

  • Triệu chứng bệnh trĩ thể thấp nhiệt ở đại tràng: người bệnh bị trĩ thể thấp nhiệt ở đại tràng thường có một số biểu hiện như:
    • Rêu lưỡi màu vàng, chất lưỡi đỏ, mạch huyền, sác, tế.
    • Bệnh nhân thường có biểu hiện đau rát vùng hậu môn, đi đại tiện ra máu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm .
    • Bệnh nhân đi tiểu tiện có màu vàng, sẻn, đi đại tiện khó khăn, mót rặn, đau buốt, táo bón hoặc bị đau quặn bụng.
  • Các bài thuốc đông y được sử dụng trong điều trị trĩ thể thấp nhiệt ở đại tràng thường là các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.
    • Bài thuốc thường được dùng nhiều nhất là bài thuốc Hòe hoa tán bao gồm các vị dược liệu như: Hoa hòe 15g, kinh giới tuệ 10g, trắc bá diệp đã sao cháy 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 10g. Bệnh nhân sắc lên uống, sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, chia ra làm 3 lần trong ngày, sử dụng thuốc đều đặn trong vòng 3 tuần.

Thể khí hư hạ hãm

  • Triệu chứng bệnh trĩ thể khí hư hạ hãm: người bệnh bị trĩ thể khí hư hạ hãm thường xuất hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi, kéo dài dai dẳng lâu ngày. Bệnh thường có một số biểu hiện như:
    • Bệnh nhân có trạng thái tinh thần ủ rũ, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém, nói hụt hơi, ngại nói, thường xuyên đau nhức, hồi hộp, váng đầu.
    • Rêu lưỡi màu trắng mỏng, chất lưỡi nhạt.
    • Mạch trầm, nhược, tế.
    • Phân mềm, nát, nhạt màu và thường ít hoặc không chảy máu tươi khi đại tiện.
    • Xảy ra tình trang sa niêm mạc trực tràng, sa búi trĩ, búi trĩ không có khả năng tự co lại.
  • Các bài thuốc đông y được sử dụng trong điều trị trĩ thể khí hư hạ hãm thường có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, cố nhiếp, thăng đề:
    • Bài thuốc bao gồm các vị dược liệu như: Đảng sâm 15g, bạch truật 12g, đương quy 12g,  hoàng kỳ 10g, thăng ma 10g, sài hồ 8g, trần bì 6g, chích cam thảo 5g. Bệnh nhân uống mỗi ngày một thang thuốc, sắc lên để nguội, uống 1 thang thuốc chia ra 3 lần trong ngày, uống đều đặn trong vòng 3 tuần.
    • Bài bổ trung ích khí thang gia giảm bao gồm các vị dược liệu: Đảng sâm 12g; Thăng ma 12g, Hoàng kỳ 12g, Xuyên quy 12g, Trần bì 10g; Sài hồ 10g;  Bạch truật 10g, Chi tử đã sao đen 10g, Cam thảo 6g. Bệnh nhân sắc lên uống, mỗi ngày dùng 1 thang, sắc xong để nguội rồi chia ra sử dụng 2 lần trong ngày.
Bài thuốc trị thể khí hư hạ hãm
Bài thuốc trị thể khí hư hạ hãm

3, Cách chữa bệnh trĩ bằng châm cứu, bấm huyệt

Hiện nay, việc sử dụng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để điều trị trĩ đã không còn là một phương pháp quá xa lạ. Phương pháp điều trị bằng xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt có khả năng giúp điều hòa dương khí trong cơ thể, làm cho các cơ thành mạch của cơ thể được cứng cáp, săn chắc, mạnh mẽ và đàn hồi tốt hơn. Một số huyệt vị mà bác sĩ y học cổ truyền có thể tác động để điều trị bệnh trĩ như:

  • Huyệt Bách Hội. Huyệt bách hội là một trong những huyệt vị khá phổ biến và được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vị trí của huyệt vị này nằm giữa đỉnh đầu và là nơi giao nhau của đường dọc cơ thể với đường nối đỉnh của hai vành tai.
  • Huyệt Đại Chùy: sở dĩ được gọi là huyệt đại chùy là do huyệt vị này nằm ở vị trí phía dưới phần xương phình to và có hình dáng giống như quả chùy của cơ thể. Vị trí chính xác của huyệt đại chùy là ở mấu lồi của đốt sống cổ 7.
  • Huyệt Đại Tràng: vị trí của huyệt vị này là ở trên khớp đầu tiên của ngón tay trỏ.
  • Huyệt Hợp Cốc: huyệt hợp cốc có rất nhiều tác dụng khác nhau trong đó có tác dụng tán phong nhiệt rất tốt cho việc điều trị trĩ. Huyệt vị này nằm ở vị trí trên mu bàn tay, là phần lõm sâu, sát với phần xương giao nhau của ngón tay cái và ngón tay trỏ. Người ta cùng thường sử dụng huyệt vị này trong việc chống nôn và say tàu xe rất hiệu quả.
  • Huyệt Hội Dương: huyệt hội dương nằm đối diện với huyệt hội âm, ở vị trí ngang đầu dưới xương cụt và cách đường giữa lưng khoảng chừng 0,5 thốn (hạ bộ của lưng).
  • Huyệt Mệnh Môn Hỏa: huyệt này có vị trí nằm giữa 2 huyệt Thận Du, ở ngay vị trí lõi vào của đốt sống 14, dưới đốt thắt lưng 2 ngang với phần rốn phía trước.
  • Huyệt Trường Cường: vị trí của huyệt này là phần ở giữa khoảng cách từ hậu môn đến xương cụt  (hạ bộ của thân thể).
Cách chữa bệnh trĩ bằng châm cứu, bấm huyệt
Cách chữa bệnh trĩ bằng châm cứu, bấm huyệt

Các huyệt vị nêu trên nếu được tác dụng đúng vị trí và đúng cách sẽ mang lại hiệu quả điều trị đáng kinh ngạc cho người bị bệnh trĩ. Bác sĩ xoa bóp bấm huyệt thường day các huyệt để làm cho các huyệt này nóng lên trước khi tiến hành châm cứu để thu được hiệu quả cao. Sau khi làm các huyệt nóng lên, bác sĩ sẽ dùng kim để châm huyệt. Bác sĩ có thể tiến hành châm huyệt Mệnh Môn Hỏa đầu tiên, sau đó là huyệt Bách Hội. Việc châm cứu có thể tác động tới 5-7 huyệt ở trên đường Đốc Mạch nối tới vị trí Bàng Quang. Việc châm cứu có thể kéo dài đến 30 phút. Bệnh nhân thường phải châm cứu nhiều lần thì tình trạng bệnh mới có thể thuyên giảm và điều trị bằng châm cứu mới có hiệu quả.

4, Một số chú ý khi chữa trĩ bằng Đông Y

  • Bệnh nhân điều trị trĩ bằng Đông Y nên tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị, không tự ý gia giảm liều, bỏ thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Trên thực tế, các bài viết về các bài thuốc Đông Y chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân cần tìm đến các bác sĩ y học cổ truyền để được tư vấn, thăm khám, chẩn đoán và điều trị chính xác tình trạng bệnh hiện tại.
  • Bệnh nhân cũng có thể sử dụng biện pháp Đông Y kết hợp với các biện pháp tây y trong điều trị để mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Những trường hợp bệnh nhân bị trĩ có tình trạng bệnh đã diễn biến nặng cần được chữa trị càng sớm càng tốt, có thể can thiệp ngoại khoa để tránh biến chứng về sau.
  • Để hỗ trợ quá trình điều trị trĩ một cách hiệu quả, người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý.

Bệnh nhân nên sử dụng một số sản phẩm thực phẩm như:

  • Sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau xanh, súp lơ, đậu phụ.
  • Tăng cường sử dụng các loại hạt, ngũ cốc giúp tăng tác dụng và giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, năng suất hơn.
  • Sử dụng các thực phẩm giúp nhuận tràng như mồng tơi, rau lang, rau đay, diếp cá, và một số loại rau xanh khác.
  • Uống đủ nước hàng ngày và duy trì thói quen đi vệ sinh thường xuyên, tránh ngồi một chỗ quá lâu.

Bệnh nhân không nên sử dụng các thực phẩm và đồ uống như:

  • Đồ uống có cồn, bia rượu hoặc chất kích thích.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol
  • Đồ ăn cay nóng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân điều trị trĩ cần duy trì những thói quen sinh hoạt tốt, ăn ngủ điều độ, hạn chế thức khuya và tăng cường vận động để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.

Xem thêm:

Các cách chữa bệnh trĩ dứt điểm hiệu quả nhất hiện nay

[Tổng hợp] Các cách giảm đau trĩ nhanh và hiệu quả tại nhà

Ngày viết: