Cách chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, ít vận động,…Vậy hãy cùng Hemono tìm hiểu trong bài viết dưới đây về các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay.

Cách chữa bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ

1, Bệnh trĩ là gì? Phân loại trĩ

Bệnh trĩ hay theo dân gian còn gọi là bệnh Lòi dom. Về bản chất, cục thịt thừa ra tại hậu môn là do đám rối tĩnh mạch tạo thành. Đám rối này làm cản trở máu lưu thông gây căng tức, xung huyết, do đó người bệnh có cảm giác đau rát, khó chịu hay ngứa ngáy.

Bệnh trĩ có 2 loại:

  • Trĩ nội: Là búi trĩ được hình thành ở trong ống hậu môn và thò ra ngoài khi để bệnh nặng cấp độ 2, cấp độ 3.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ được hình thành ở rìa hậu môn, người bệnh có thể sờ thấy được.
  • Trĩ hỗn hợp: Bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.

2, Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

  • Người thường xuyên phải ngồi làm việc, làm tăng áp lực lên vùng hậu môn như nhân viên văn phòng, thư ký, thợ may, lái xe,… hoặc những người lao động nặng nhọc như khuân vác, vận động viên cử tạ,…
  • Người có thể trạng thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Ăn quá nhiều protein, ít chất xơ hoặc không bổ sung thêm vitamin, chất khoáng.
  • Người bị táo bón lâu ngày gây gia tăng áp lực lên vùng hậu môn.
  • Mắc một số bệnh làm cản trở lưu thông máu như u đại trực tràng,u ở tử cung.

3, Các cách chữa bệnh trĩ

3.1. Cách chữa bệnh trĩ bằng điều trị nội khoa

Cách chữa bệnh trĩ bằng điều trị nội khoa rất hiệu quả đối với người bệnh bị trĩ nhẹ như độ 1, độ 2:

  • Ngâm rửa vùng hậu môn bằng nước ấm khoảng 10 phút, ngày ngâm 2-3 lần có thể giúp búi trĩ “mềm” ra, làm máu lưu thông tốt hơn. Cùng với đó có thể dùng thêm thuốc có tác dụng vững bền thành mạch hoặc các thuốc đặt vùng hậu môn sẽ cho hiệu quả tốt hơn và nhanh hơn.
  • Không nên rặn quá nhiều khi đi đại tiện để tránh trường hợp búi trĩ sa xuống.
  • Hiện nay, trên thị trường có bán một số thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả, được chứng minh là an toàn như: Daflon, Proctolog, Hemono Gel,….
  • Khi đi đại tiện thấy chảy máu hoặc phân dính máu chưa thể vội kết luận là bệnh trĩ. Khi ấy cần đến cơ sở y tế để nội soi và được bác sĩ chẩn đoán, điều trị đúng bệnh.
  • Có nhiều bài thuốc Đông y đã được nghiên cứu để điều trị bệnh trĩ và cho kết quả rất tích cực mà giá thành lại phải chăng. Vì thế mà người bệnh có thể tham khảo thêm về phương pháp này.
Phân loại bệnh trĩ
Phân loại bệnh trĩ

3.2. Cách chữa bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa

3.2.1. Cách chữa bệnh trĩ nhanh gọn bằng thủ thuật

Hiện nay có một số phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng can thiệp thủ thuật cho hiệu quả cao, nhanh gọn, không gây đau đớn hay trĩ tái phát nhiều lần như:

  • Đốt búi trĩ bằng tia lase hiệu quả đối với trĩ cấp độ 2.
  • Trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2 có thể sử dụng phương pháp quang đông hồng ngoại.
  • Đối với bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, người bị bệnh đông máu kéo dài có thể dùng phương pháp Tiêm xơ cho kết quả cao. Thành phần gồm có các chất làm xơ như phenol 5%, urea hydrochloride, polidocanol, quinine, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate, tiêm 1-2ml vào lớp niêm mạc của búi trĩ.
  • Đối với trĩ cấp độ 1, cấp độ 2 còn có thể dùng thêm một phương pháp nữa rất hiệu quả, đó là Thắt dây chun. Người bệnh sẽ được báo khi búi trĩ rụng đi. Bệnh nhân có thể chảy máu từ ngày thứ 6 đến ngày 10 sau khi thắt chun. Cần đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng như đau rát dữ dội, tiểu buốt, bí tiểu.

3.2.2. Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật kinh điển: Hay còn được gọi là phương pháp Milligan-Morgan. Đây là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ xuất hiện đầu tiên, dùng cho các trường hợp người bệnh bị trĩ cấp độ 3, cấp độ 4, trĩ hỗn hợp hoặc người đã có biến chứng. Phẫu thuật kinh điển đến nay ít được sử dụng vì nhiều nhược điểm như: gây són phân sau khi phẫu thuật do làm giảm lớp đệm vùng ống hậu môn, khiến người bệnh đau đớn lâu ngày do phẫu thuật tác động trực tiếp lên dây thần kinh.

Phẫu thuật cắt trĩ theo siêu âm Doppler: Phương pháp này được chỉ định cho người bị trĩ cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3. Dùng thiết bị được gọi là Doppler để tìm các động mạch trĩ, tiếp đến dùng mũi khâu 2-3 cm để thắt các động mạch này lại, do đó ngăn cung cấp máu cho búi trĩ, dần dần búi trĩ teo lại và khỏi. Ưu điểm của phương pháp này đó là nhanh gọn, ít đau đớn và biến chứng hơn phương pháp phẫu thuật kinh điển nhưng nhược điểm là các mạch trĩ có thể dễ bị bỏ sót, làm tăng nguy cơ trĩ tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo: Đây được coi là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này được phát minh bởi kĩ thuật viên người Ý Antonio Longo. Phẫu thuật được thực hiện nhanh chóng với một bộ dụng cụ tích hợp đồng thời cắt và khâu. Mục đích đó là đưa búi trĩ trở lại vị trí bình thường của nó, đồng thời cắt mạch máu cung cấp cho búi trĩ, do đó búi trĩ se lại, teo đi và không tái phát nhiều lần. Bộ dụng cụ này chỉ dùng 1 lần duy nhất nên giá thành khá đắt.

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo

3.3. Một số cách trị bệnh trĩ tại nhà theo dân gian

Các mẹo sau đây thường được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị trĩ nhẹ. Đối với những trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị dứt điểm.

3.3.1. Cách chữa bệnh trĩ bằng chườm đá và ngâm nước mát

  • Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước đá.
  • Bước 2: Ngâm búi trĩ trong chậu nước đá khoảng 10 phút. Nước đá có tác dụng giảm đau rát, sưng nóng, khó chịu do búi trĩ gây ra.

3.3.2: Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam

Trong nha đam có chứa hàm lượng lớn nước cũng như các chất khoáng và một số hợp chất có vai trò dưỡng ẩm da, phục hồi da nhanh chóng. Do vậy, nha đam giúp giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra như sưng tấy, nóng đỏ, đau rát,…

Các bước thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Gọt lấy 1 nhánh nha đam, rửa sạch cho hết phần dịch vàng, sau đó cạo lấy dịch trong suốt của nha đam.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc bằng nước muối sinh lý và lau khô.
  • Bước 3: Bôi dịch trong nha đam đã chuẩn bị lên vùng hậu môn, đợi cho đến khi lớp gel này thấm hoàn toàn.

Nên thực hiện các bước trên 2 lần/ ngày để thấy hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt. Ngoài ra, cũng có thể dùng ngay sau khi đi đại tiện vì nha đam giúp giảm sưng tấy, đau rát và thúc đẩy phục hồi da.

3.3.3: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Diếp cá được biết đến với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường thành mạch, làm dịu các tổn thương trên cơ thể, do vậy người bị bệnh trĩ có thể dùng rau diếp cá.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá bằng nước muối pha loãng hoặc nước sạch và để ráo nước.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lí và lau khô.
  • Bước 3: Giã nát rau diếp cá cùng với chút muối và đắp lên vùng hậu môn. Có thể dùng khăn sạch ủ lại và để qua đêm.
  • Bước 4: Rửa sạch vùng hậu môn vào buổi sáng hôm sau bằng nước ấm.

Người bị bệnh trĩ cũng có thể ăn rau diếp cá thường xuyên kết hợp với đắp rau diếp cá để thấy hiệu quả nhanh chóng hơn.

3.3.4: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Lá trầu không được biết đến là thảo dược có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, cầm máu rất hiệu quả, do vậy nó được dùng để làm giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.

Cách trị bệnh trĩ nội bằng lá trầu không:

  • Bước 1:Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối pha loãng hoặc bằng nước sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Đun khoảng 2 lít nước, để sôi và thả lá trầu không vào, đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Đổ nước trầu không ra chậu và xông hơi hậu môn khoảng 20 phút.

Cách trị bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không:

  • Làm tương tự như cách trị bệnh trĩ nội nhưng đun sôi 3 lít nước.
  • Có thể dùng nước trầu không để nguội và ngâm rửa vùng hậu môn trước khi đại tiện khoảng 20 phút.

3.3.5: Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa

Dầu dừa đã được chứng minh là có hàm lượng lớn acid béo, chất khoáng có tác dụng cấp ẩm, giảm đau rát và ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra. Không những vậy, dầu dừa còn giúp tiêu viêm, ngăn ngừa các gốc tự do xâm nhập vào cơ thể.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước muối sinh lí hoặc nước ấm và lau sạch.
  • Bước 2: Thoa dầu dừa lên các búi trĩ, đợi cho đến khi lớp dầu dừa thẩm thấu hết.
Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa
Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa

3.3.6: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng

Theo Đông y, lá bỏng là dược liệu có tác dụng cầm máu, giảm đau, tiêu viêm, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng rất tốt. Do vậy mà lá bỏng thường được dùng trong trường hợp người bị trĩ ngoại ở mức độ nhẹ.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch khoản 3-4 lá bỏng bằng nước muối pha loãng hoặc nước ấm và để ráo.
  • Bước 2: Giã lá cùng với chút muối hạt.
  • Bước 3: Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm và lau khô.
  • Bước 4: Đắp lá lên vùng hậu môn và đợi khoảng 20 phút và rửa sạch.

3.3.7: Cách chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh

Lá chè xanh có hàm lượng lớn thành phần vitamin C, EGCG, carotene, flavonoid, tanin không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mà còn giúp thải độc, nhuận tràng. Do vậy, lá chè xanh được biết đến là giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh bằng nước muối pha loãng hoặc bằng nước sạch.
  • Bước 2: Đun sôi khoảng 2 lít nước và thả lá chè vừa rửa vào, đun thêm khoảng 5 phút nữa.
  • Bước 3: Đổ nước chè xanh ra thau và dùng để xông hơi khoảng 20 phút.

Có thể dùng nước lá chè xanh để nguội để ngâm, rửa vùng hậu môn trước khi đi đại tiện giúp nhuận tràng, tăng nhu động ruột làm dễ dàng tống phân ra ngoài.

Trên đây là chia sẻ của Hemono vè các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả, dứt điểm. Mong bạn sớm cải thiện được tình trạng của mình và có một sức khỏe tốt!

Xem thêm:

Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo có tốt không? Ưu, nhược điểm, chi phí?

Ngày viết: